--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm tra tình trạng đốt rơm, rạ

28/07/2020 19:29

Chia sẻ
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giảm rõ rệt, tuy nhiên để hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết sẽ tăng cường kiểm tra liên ngành về tình trạng đốt rơm rạ tại các quận, huyện, thị xã, đồng thời phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiến tiến, hiện đại trong công tác thu hoạch sản phẩm, thu gom, vận chuyển, xử lý rơm rạ...    
Thành phố chỉ đạo hạn chế đốt rơm, rạ
Xử lý nghiêm hành vi đốt rơm, rạ gây nguy hiểm giao thông
Vừa ảnh hưởng môi trường, vừa hại đất

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2020 tỷ lệ đốt rơm rạ trên địa bàn Thành phố đã giảm rõ rệt cụ thể huyện Mê Linh 30%; Quốc Oai 15%; Thanh Oai 1%; Thường Tín 0,7%. Để đạt được những kết quả trên, thời gian qua Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, về quản lý nhà nước, nhất là sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý thí điểm rơm rạ tại các quận, huyện.

khoi dot rom ra bua vay ngoai thanh ha noi
Sau mỗi vụ thu hoạch, tình trạng đốt rơm, rạ vẫn diễn ra ở nhiều vùng ngoại thành Hà Nội (Ảnh: N. Hoa)

Mặc dù đã giảm nhưng thực trạng đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tái diễn theo mùa vụ. Nguyên nhân chủ yếu do người dân chưa thực sự nhận thức được tác hại của việc đốt rơm rạ nên vẫn còn hiện tượng đốt tự phát tại các địa phương. Mặt khác, các địa phương chưa chủ động nguồn kinh phí cho các xã trên địa bàn, để xử lý rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, vẫn thiếu chế tài xử phạt và cơ chế giám sát về việc thực thi nhiệm vụ đốt rơm rạ...

Bà Lê Thanh Thủy, Trưởng phòng Quản lý dự án và Truyền thông, Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết hiện nay đối tượng đốt rơm rạ là những người nông dân với thu nhập còn hạn chế, vì vậy Sở đang tiếp tục nghiên cứu, rà soát các văn bản pháp chế, có thể dùng nguồn ngân sách để hỗ trợ cho bà con nông dân trong dùng chế phẩm sinh học. Nhưng chế phẩm sinh học không phải là phương pháp cuối cùng hay duy nhất để xử lý rơm rạ mà còn phải đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện từng địa phương mới đem lại hiệu quả bền vững.

Do đó để hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra liên ngành về tình trạng đốt rơm rạ tại các quận, huyện, thị xã, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt Chỉ thị tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Thành phố.

Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng mô hình tính toán phát thải, giám sát và công bố công khai tình trạng đốt rơm rạ. Cùng với đó là phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiến tiến, hiện đại trong công tác thu hoạch sản phẩm, thu gom, vận chuyển, xử lý rơm rạ...

N. Hoa

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm