--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới phải gắn với các tiêu chí đô thị

11/09/2020 17:30

Chia sẻ
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng lưu ý các địa phương, trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, cần bám sát các tiêu chí từ xã lên phường, từ huyện lên quận để tiệm cận với tiêu chí đô thị.
Hà Nội: Cân nhắc kỹ lưỡng quy mô tổ chức 2 sự kiện lớn của Thủ đô
Thành ủy Hà Nội gặp mặt 78 cán bộ không đủ điều kiện tái cử
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Kiên quyết giải ngân hết số vốn đã giao

Ngày 11/9, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2020. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo, Hà Nội đã có 355/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 92,9%) và 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong số 27 xã còn lại, có 24 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 3 xã đạt từ 11-14 tiêu chí.

pho bi thu thuong truc thanh uy ha noi ngo thi thanh hang phat bieu ket luan hoi nghi
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại hội nghị.

Đối với cấp huyện, đến nay Hà Nội có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thị xã Sơn Tây đã được Hội đồng Trung ương thẩm định và đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Các huyện Thạch Thất, Thường Tín đã được đoàn thẩm định Trung ương tiến hành thẩm định đủ điều kiện trình Hội đồng Trung ương xem xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020…

Bên cạnh việc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 02 trong quý III và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm, hội nghị đã tập trung thảo luận, đánh giá về 3 nội dung trọng tâm, gồm: Tiến độ triển khai Đề tài nghiên cứu khoa học “Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tiến độ thực hiện Đề án thí điểm nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô; tiến độ chuẩn bị tổ chức Hội thảo liên kết 4 nhà về xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các nhà khoa học trong triển khai những nội dung của Chương trình 02, nhờ đó cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại hội nghị giao ban 6 tháng đến nay đã được triển khai đạt kết quả tốt.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, trong nhiệm kỳ tới, Thành ủy vẫn xác định thực hiện Chương trình 02 là một nhiệm vụ trọng tâm, với chất lượng cao hơn, hàm lượng chất xám, tri thức trong nông nghiệp Thủ đô cũng cao hơn... Với mục tiêu đến năm 2025 có 100% xã đạt nông thôn mới, 40% xã nông thôn mới nâng cao, 20% xã nông thôn mới kiểu mẫu và 5 huyện phát triển lên quận.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý một số định hướng lớn trong công tác nghiên cứu và triển khai các đề tài, đề án, trong đó, phải xác định nông nghiệp, nông thôn Thủ đô có tính đặc thù, có giá trị cao và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, đồng thời, bám sát các chiến lược phát triển của thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, cần bám sát các tiêu chí từ xã lên phường, từ huyện lên quận để tiệm cận với tiêu chí đô thị.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các cấp, các ngành không chủ quan, thỏa mãn mà cần tiếp tục tập trung để triển khai các nội dung của Chương trình 02, tạo tiền đề cho giai đoạn tới phải nâng cao một bước cả về số lượng và chất lượng. Trước mắt, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung hoàn thành sản xuất vụ Mùa và chuẩn bị triển khai sản xuất vụ Đông Xuân; tập trung các giải pháp để phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản...

Hoàng My

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên phấn khởi hòa theo giai điệu "Hát cho công nhân nghe"

Trong không khí sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Chương trình văn nghệ đặc biệt mang tên "Hát cho công nhân nghe", mang đến không gian vui tươi, ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn quận.
Xem thêm