--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội yêu cầu toàn bộ người dân quét mã QR khi qua chốt kiểm soát dịch

12/08/2021 16:05

Chia sẻ
Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội yêu cầu người vào - ra cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa điểm; nhân viên giao hàng và người đi chợ phải quét mã QR để khai báo y tế.
Trưa 12/8: Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc Covid-19, đa phần trong khu cách ly Hà Nội có một nơi thực hiện 3K "độc và lạ" Gặp “cô gái Vàng” Olympic Hóa học quốc tế năm 2021

Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội vừa mới ban hành Văn bản số 19/SCHTP về việc thực hiện triệt để việc quét mã QR đáp ứng nhanh công tác truy vết phòng, chống dịch Covid-19.

Trước đó, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có các văn bản yêu cầu người dân khai báo y tế bằng mã QR khi ra - vào các địa điểm công cộng bằng hình thức trực tuyến trên website tokhaiyte.vn hoặc qua các ứng dụng Vietnam Health Declaration, Bluezone hay Ncovi trên điện thoại thông minh.

Tính đến hết ngày 9/8, trên phạm vi toàn Thành phố, số địa điểm đã đăng ký quét mã QR là 191.872 điểm. Trong 7 ngày qua (từ ngày 5 đến 11/8), trung bình có 141.869 lượt quét mỗi ngày. Con số này cho thấy lượng người quét mã QR rất ít so với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu truy vết nhanh theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

Hà Nội yêu cầu toàn bộ người dân quét mã QR khi qua chốt kiểm soát dịch
Người vào - ra cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa điểm; nhân viên giao hàng và người đi chợ phải quét mã QR để khai báo y tế

Để bảo đảm việc truy vết được nhanh chóng, khoanh vùng chính xác, đúng đối tượng, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh, Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chỉ đạo Giám đốc, người đứng đầu các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nghiêm việc quét mã QR để quản lý thông tin tất cả người vào - ra tại cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa điểm; người vào - ra, người đến giao hàng tại các chốt kiểm soát của các xã, phường, thị trấn, khu chung cư, khu đô thị, thôn, tổ... phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố.

Các đơn vị, địa phương phải bảo đảm tất cả các trường hợp vào - ra phải được khai báo y tế và cập nhật thông tin lên hệ thống tờ khai y tế của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.

Đối với trường hợp bị nghẽn mạng, người dân không có thiết bị điện tử, không biết sử dụng thì đơn vị có trách nhiệm cử người hướng dẫn hoặc khai báo trên tờ khai, sau đó cập nhật ngay lên hệ thống.

Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu chưa thực hiện đúng, đủ nội dung chỉ đạo trên. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 19009095 của Ban Chỉ đạo quốc gia hoặc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội để được hướng dẫn.

Sở Chỉ huy cũng giao Sở Công Thương chỉ đạo, phối hợp với các công ty quản lý các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối có giải pháp để người đến mua hàng, vận chuyển hàng hóa thực hiện nghiêm thông điệp “5K”, khai báo y tế điện tử bằng hình thức quét mã QR; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông có giải pháp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện khai báo y tế tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ, đề xuất giải pháp chấn chỉnh hoặc tháo gỡ khó khăn (nếu có).

UBND quận, huyện, thị xã được giao đề nghị các Tập đoàn, Tổng công ty; doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Thành phố thực hiện việc khai báo y tế bằng mã QR nêu trên đối với tất cả người vào - ra tại đơn vị. Đồng thời, rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các cửa hàng lương thực, thực phẩm (không theo chuỗi), chợ dân sinh, các cơ sở bán hàng... (được phép hoạt động) thuộc thẩm quyền quản lý; các chốt kiểm soát của các xã, phường, thị trấn, khu chung cư, khu đô thị, thôn, tổ.... phải bảo đảm việc khai báo y tế bằng mã QR nêu trên đối với toàn bộ người vào - ra.

Ngân Phương

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Thời điểm này, thị xã Sơn Tây đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa và tiến bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và cộng đồng doanh nghiệp, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay tại Sơn Tây được kỳ vọng tạo thêm động lực để công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm