--> -->
Dòng sự kiện:

Hạ tầng tỷ đô, "đòn bẩy vàng" cho bất động sản khu Đông TP.HCM

07/03/2025 16:45

Chia sẻ
Nhiều chuyên gia và đơn vị nghiên cứu nhận định rằng bất động sản khu Đông TP.HCM, đặc biệt là phân khúc thấp tầng, sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, nhờ những tác động tích cực từ kinh tế vĩ mô.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực Gần 600 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản TP.HCM được cấp phép thành lập

Các dự án ở trung tâm với quỹ đất đẹp và hạ tầng hoàn thiện đang nổi lên với nhiều lợi thế vượt trội, trở thành tâm điểm thu hút nhà đầu tư với tỷ lệ hấp thụ vượt ngưỡng 80%.

Kinh tế phục hồi, dòng tiền khổng lồ đổ vào bất động sản

Sau những tháng ngày trầm lắng, thị trường bất động sản TP.HCM đang “bừng tỉnh” với những tín hiệu rõ ràng. Trong báo cáo ngày 8/2, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, chuyển mình với mức tăng trưởng từ âm 0,5% năm 2023 lên dương 9% trong năm 2024.

Theo nghiên cứu của Avision Young, trong quý 4, bất động sản tại TP.HCM ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên đến 75%, , so với mức trung bình khoảng 65%.

Kinh tế TP.HCM vào đà phục hồi và tăng trưởng. Ảnh Quỳnh Trần.
Kinh tế TP.HCM vào đà phục hồi và tăng trưởng. (Ảnh: Quỳnh Trần)

Năm 2025, TP.HCM có nhiều ngày lễ lớn, cũng là năm mở đầu thực hiện tinh gọn bộ máy, áp dụng mô hình chính quyền địa Phương 2 cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động, chính phủ giao mức tăng trưởng GRDP là 8,5%, song mục tiêu của thành phố là 10%.

Để đạt mức tăng trưởng này, TP.HCM đặt mục tiêu huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt đến 620.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công khoảng 110.000 tỷ đồng đang chờ giải ngân. Địa phương kỳ vọng thu hút được 422.000 tỷ đồng vốn ngoài Nhà nước và 70.000 tỷ đồng trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nguồn vốn khổng lồ này sẽ là động lực cho thị trường địa ốc. Thành phố sẽ nâng cấp nhiều hạ tầng quan trọng, khơi thông không gian phát triển kinh tế - đô thị, là bệ phóng cho bất động sản, đặc biệt là phân khúc liền thổ.

Avision Young cho rằng các chính sách ưu đãi thuế, mở rộng quyền sở hữu bất động sản cho người nước ngoài, cùng với việc tháo gỡ pháp lý, thúc đẩy thị trường lành mạnh và giảm lãi suất vay từ ngân hàng cũng sẽ thu hút dòng vốn dài hạn vào bất động sản.

Ngành ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay, tương đương 2,5 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế. Tổng dư nợ tín dụng cũng tăng lên khoảng 18 triệu tỷ đồng. Nhiều năm qua, tín dụng vào bất động sản đều ở mức cao, khoảng 20-21%. Dự kiến, tỷ lệ này tiếp tục được duy trì năm nay, dòng tiền vào lĩnh vực này có thể đạt khoảng 3,8 triệu tỷ đồng.

Hạ tầng tỷ đô - đòn bẩy vàng cho bất động sản khu Đông

Báo cáo của Avision Young nhận định sự phát triển cơ sở hạ tầng tổng thể của TP.HCM không chỉ cải thiện tính kết nối cho người dân mà còn làm tăng tính thanh khoản, đặc biệt làm gia tăng giá trị tài sản bất động sản.

Hạ tầng tỷ đô của khu Đông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Hạ tầng tỷ đô của khu Đông TP.HCM. (Ảnh: Quỳnh Trần)

Không phải ngẫu nhiên mà khu Đông dẫn đầu thị trường nhà ở năm 2024, với tỷ lệ hấp thụ tại TP. Thủ Đức vượt ngưỡng 80%. Khu vực này là nơi tập hợp rất nhiều hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia và thành phố như Xa lộ Hà Nội (nay là Võ Nguyên Giáp), đại lộ Mai Chí Thọ, đường Phạm Văn Đồng, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây… Cuối năm 2024, tuyến Metro số 1 vận hành là cột mốc quan trọng góp phần thay đổi diện mạo đô thị.

Trong tương lai, hàng loạt hạ tầng tỷ USD như Vành đai 3, sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, nút giao An Phú sắp hoàn thành và dự kiến thông xe 1 phần nhân dịp 30/4, hoàn thành vào cuối năm 2025, giúp gỡ nút thắt giao thông, khơi thông kết nối vùng, mở ra cơ hội giao thương quốc tế, tiếp tục là đòn bẩy cho kinh tế - đô thị. Tất cả đều hội tụ tại khu Đông, biến nơi đây thành ‘đất vàng’ của nhà đầu tư.

Khan quỹ đất, nhà thấp tầng ngày càng hiếm

Trong bối cảnh kinh tế phát triển, nhu cầu nhà ở tăng cao nhưng quỹ đất ngày càng cạn kiệt, một số chủ đầu tư có xu hướng chỉ phát triển cao tầng để tối ưu hóa chi phí, lợi nhuận, nhà thấp tầng gần trung tâm TP.HCM đang trở thành ‘hàng hiếm’ mà không phải ai cũng có thể sở hữu.

Theo CBRE, nguồn cung nhà phố và biệt thự hai năm qua chỉ đạt 10-20% so với giai đoạn vàng 2016-2022. Năm 2025, thành phố dự kiến chỉ có thêm 9.000 căn hộ nhưng chỉ có 2.000 căn liền thổ, con số này vẫn chỉ như ‘muối bỏ bể’ trước nhu cầu tăng cao.

Trong bối cảnh đó, nhà ở thấp tầng hiện hữu lại bộc lộ nhiều nhược điểm như: nhà ở các mặt tiền đường lớn, tiện di chuyển thì thì giá cao, ít người bán, còn nhà trong các ngõ, hẻm nhỏ thì không được quy hoạch tốt, khó tiếp cận, không có nhiều tiện ích phục vụ cuộc sống.

Giữa cơn khát nhà ở, các sản phẩm thấp tầng thuộc các khu đô thị được quy hoạch bày bản, nhiều tiện ích, nhà phát triển uy tín, hoàn thiện pháp lý, đảm bảo tiến độ thi công và nằm ở các vị trí liên kết vùng thuận tiện như tại khu Đông sẽ là điểm sáng trong thanh khoản, không chỉ là nơi ở, mà còn là tài sản gia tăng giá trị theo thời gian.

Nút giao kết nối đại lộ Mai Chí Thọ, Xa lộ Hà Nội cùng tuyến Metro số 1. Ảnh: Quỳnh Trần
Nút giao kết nối đại lộ Mai Chí Thọ, Xa lộ Hà Nội cùng tuyến Metro số 1. (Ảnh: Quỳnh Trần)

Chẳng hạn, những dự án được bao quanh bởi những tuyến giao thông quy mô lớn tại khu Đông như các tuyến đường kết nối với tuyến Metro như Đỗ Xuân Hợp, Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, sẽ giúp cư dân nhanh chóng kết nối với trung tâm thành phố và các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Long Thành.

Báo cáo triển vọng thị trường của Avision Young cho biết chỉ có khoảng hơn 800 căn nhà liền thổ nằm trong các dự án nổi bật trên toàn khu vực TP.HCM sẽ ra mắt thị trường trong đầu năm năm 2025. Trong đó, chỉ có hai dự án tại khu Đông, thừa hưởng đủ lợi ích về hạ tầng giao thông.

Tâm điểm thuộc về những dự án thấp tầng nằm trong khu đô thị được phát triển với hạ tầng, quy hoạch đồng bộ, đầy đủ tiện ích, theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây sẽ là những lựa chọn sáng giá nhất, không chỉ để an cư mà còn là tài sản tăng giá trị nhờ tính khan hiếm.

Đình Dân

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm