--> -->
Dòng sự kiện:

Hai ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân sắp hầu tòa phúc thẩm

15/04/2025 16:16

Chia sẻ
Dự kiến 29/4, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.
Xét xử ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 13 đến hơn 15 năm tù Tuyên án bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

Trong đơn, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Lê Thanh Vân và bị cáo Nguyễn Văn Vương kêu oan.

Phiên tòa phúc thẩm được xét xử công khai tại tỉnh Thái Bình, do Thẩm phán Phạm Văn Nam làm chủ tọa phiên tòa. Ngoài 3 bị cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm còn triệu tập bị hại là Công ty kinh doanh khai thác vật liệu Sao Đỏ và 11 nhân chứng.

Trước đó, tháng 1/2025, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã xét xử sơ thẩm vụ án này, và tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) 3 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản", 10 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi". Tổng hợp hình phạt dành cho bị cáo Nhưỡng là 13 năm tù.

Bị cáo Lê Thanh Vân (cựu đại biểu Quốc hội, cựu Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội) nhận mức án 7 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Hai ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân sắp hầu tòa phúc thẩm
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân tại phiên xet xử sơ thẩm.

Bị cáo Phạm Minh Cường (biệt danh Cường "quắt") 7 năm tù và Vũ Đăng Phương (trú tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) 6 năm tù cùng về tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước) 14 năm tù tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Theo bản án sơ thẩm, các bị cáo vi phạm pháp luật tại 5 vụ việc khác nhau xảy ra ở Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh và Hà Nội.

Trong vụ án đầu tiên, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng với cương vị đại biểu Quốc hội khóa 14 và Phó ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giúp đỡ Cường "quắt" cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khai thác cát (Công ty Sao Đỏ). Nhằm lấy lòng, bị can Cường bán cho vợ chồng ông Nhưỡng 30 ha bãi triều có giá trị khoảng 1,2 tỷ, nhưng chỉ lấy 900 triệu đồng.

Ngày 4/9/2021, Cường tiếp tục gọi điện, nhắn tin nhờ ông Nhưỡng can thiệp thêm vì liên tục bị nhóm xã hội đen Dũng "Chiến" cản trở việc bảo kê. Ông Nhưỡng liền gọi điện cho một lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình, nói "Cường là cháu" và nhờ giải quyết.

Từ việc được bị cáo Nhưỡng giúp đỡ, nhóm Cường "quắt" tiến hành bảo kê, cưỡng đoạt của chi nhánh Công ty Sao đỏ tổng số tiền 1,6 tỷ đồng.

Vụ việc thứ hai, tháng 12/2020 và tháng 5/2021, cựu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội ký văn bản gửi lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Chánh án, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Giám đốc Công an Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho một người làm của Cường "quắt". Do vậy, ông Nhưỡng được tặng một bộ cửa gỗ trị giá 75 triệu đồng.

Vụ thứ 3 xảy ra năm 2021, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc can thiệp để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện Dự án Quế Võ 3 tại tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD (khoảng 6,9 tỷ đồng).

Vụ việc thứ tư xảy ra năm 2019, cựu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng dùng tư cách Đại biểu Quốc hội ký hai văn bản can thiệp, yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha. Phó Ban Dân nguyện sau đó hưởng lợi lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng.

Còn bị cáo Lê Thanh Vân bị cáo buộc từ tháng 8/2020 - 11/2023 đã dùng danh nghĩa đại biểu Quốc hội khóa 14, 15, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội để ký 4 văn bản can thiệp gửi đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực.

Việc làm của đại biểu Lê Thanh Vân nhằm giúp cho Công ty Hạ Long được thực hiện dự án 36 ha (dự án Khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (thuộc phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Sau đó, bị cáo Vân nhận một lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng và hưởng lợi 1.000 m2 đất khác - trị giá 1,9 tỷ đồng.

Vụ thứ năm xảy ra năm 2023, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp cho Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và hưởng lợi 210 triệu đồng.

Trong vụ việc này, bị cáo Lê Thanh Vân cũng bị cáo gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp, giúp Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép dự án đồi Bắc Sơn. Sau đó, cựu đại biểu Lê Thanh Vân nhận 60 triệu đồng.

Lê Thắm

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm