--> -->
Dòng sự kiện:

Hát Then thành di sản văn hóa phi vật thể

28/03/2017 12:16

Chia sẻ
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ  Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL); Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao); Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi hồ sơ quốc gia “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình UNESCO xem xét.
hat then thanh di san van hoa phi vat the Tối 2/4 đón Bằng UNESCO ghi danh tín ngưỡng thờ Mẫu
hat then thanh di san van hoa phi vat the Độc đáo tranh sơn mài hầu đồng “Giá thánh”
hat then thanh di san van hoa phi vat the Bổ sung 6 lễ hội truyền thống vào danh mục di sản văn hóa quốc gia
hat then thanh di san van hoa phi vat the

Theo văn bản, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao Bộ trưởng Bộ VHTTDL thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ; đồng thời phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục cần thiết gửi hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2017.

Các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian cho rằng, hát Then xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Còn theo truyền thuyết, trong số quan lại của nhà Mạc có hai vị tên là Đế Phụng và Đế Đáng rất yêu âm nhạc và thích ca hát, họ đã chế tạo ra tính tẩu và lập ra hai tốp hát để phục vụ cung đình. Về sau dân chúng thấy hay nên bắt chước và được lưu truyền trong dân gian. Theo thời gian, hát then - đàn tính được lan rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Minh Phương

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm