--> -->
Dòng sự kiện:

Hiệu quả chuyển đổi số nhìn từ tỉnh Thái Nguyên

17/08/2023 16:50

Chia sẻ
Dù là tỉnh trung du, song Thái Nguyên hiện là một trong những địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số, với “quỹ đạo” chính quyền số, xã hội số, kinh tế số đã, đang vận hành một cách hiệu quả.
Lan tỏa chuyển đổi số tới từng người dân Đẩy nhanh chuyển đổi số để hướng đến xã hội số Thái Nguyên và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác về chuyển đổi số

Xác định cách mạng 4.0 với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội là xu thế không thể đảo ngược. Ở đâu nắm bắt nhanh xu thế này sẽ mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế. Chính vì thế, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Phát triển nhanh và bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số và coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”.

Hiệu quả chuyển số nhìn từ Thái Nguyên
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lần đến thăm Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, ngày 31/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 01 về Chương trình chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, Thái Nguyên cũng là địa phương đầu tiên lấy ngày 31/12 hàng năm là ngày chuyển đổi số của tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự phối hợp với các bộ, ngành chức năng Trung ương và tập đoàn, doanh nghiệp, sự nỗ lực của các cấp chính quyền… đến nay mới chỉ gần 3 năm, việc chuyển đổi số để tiến tới mô hình chính quyền số, xã hội số, kinh tế số của Thái Nguyên đã thu được những kết quả tích cực.

Chỉ riêng trên bình diện kinh tế, từ giao dịch ở hệ thống chợ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình đã và đang tự đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, bán hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số. Toàn tỉnh hiện có khoảng gần 70 chợ theo mô hình chợ 4.0 (không dùng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ hoặc QR code), có 100% các tổ chức, doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử, kê khai thuế điện tử; số doanh nghiệp nộp thuế điện tử, không dùng tiền mặt đạt trên 98%. Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh đang quảng bá, giới thiệu 2.600 sản phẩm; trên 68.000 tài khoản kinh doanh trực tuyến của các hộ sản xuất nông nghiệp được kích hoạt.

Thống kê cho hay, toàn tỉnh hiện có 324 doanh nghiệp công nghệ số, tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn năm 2022 đạt trên 833 nghìn tỷ đồng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ kinh tế số của tỉnh đạt khoảng 357 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, 100% cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đại học, cao đẳng; 100% cơ sở khám, chữa bệnh, các bệnh viện, trung tâm y tế cấp huyện thực hiện thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt. Thái Nguyên cũng đã rà soát các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, trong đó tạo tài khoản chi trả đối với 32.314/40.734 đối tượng, đạt 79,33%... Cạnh đó, Thái Nguyên cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác đảng qua Sổ tay đảng viên điện tử (do Viettel xây dựng). Đây là một bước tiến mới về chuyển đổi số trong lĩnh vực công tác đảng và đến thời điểm này, Sổ tay đảng viên đã“phủ sóng gần hết số lượng đảng viên trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả chuyển số nhìn từ Thái Nguyên
Chuyển đổi số đã đi sâu vào tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, khi người dân các miền quê của tỉnh đi chợ cũng sử dụng quét mã QR code - không dùng tiền mặt (Ảnh: ND)

Riêng lĩnh vực công đoàn, từ năm 2021 đến nay, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai chương trình 100% hội nghị không sử dụng văn bản giấy. Tất cả các tài liệu đều được gửi qua hòm thư điện tử, gửi trên hệ thống quản lý văn bản và mới đây nhất là sử dụng mã quét QR-code trên Smart phone để nhận tài liệu. Chỉ gửi văn bản giấy đối với những loại văn bản có tính chất là cơ sở pháp lý như về công tác cán bộ; đơn, thư của công dân; văn bản liên quan đến dự toán, thanh toán, quyết toán tài chính; hồ sơ thi đua, khen thưởng.

Hiện 100% Công đoàn cấp trên cơ sở đã sử dụng và theo dõi, quản lý đoàn viên của mình qua phần mềm quản lý đoàn viên. Qua đó, công đoàn chủ động điều hành và triển khai hoạt động công đoàn tại cơ quan, đơn vị. Đồng thời giới thiệu về các mô hình hoạt động công đoàn tiêu biểu, cách làm sáng tạo hiệu quả, những tấm gương cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong hoạt động và trong các phong trào thi đua.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải, chuyển đổi số không những chỉ mang lại cuộc sống ấm no, sung túc về vật chất cho người dân mà tỉnh còn mong muốn, hướng tới những cảm nhận vui vẻ, hạnh phúc của người dân thông qua quá trình chuyển đổi số tại địa phương. Ví dụ đơn giản, mỗi khi một em bé tỉnh Thái Nguyên chào đời, sẽ được cập nhật ngay vào hệ thống ứng dụng C - Thái Nguyên và Chủ tịch tỉnh sẽ có một bức thư gửi ngay tới bố mẹ em bé để chúc mừng một công dân mới của tỉnh...

Để Thái Nguyên phát triển xứng tầm với vị thế Vùng Thủ đô trong dòng chảy của cách mạng công nghệ và tiến bộ khoa học, kỹ thuật, Đảng bộ tỉnh vẫn lựa chọn chuyển đổi số là một trong những giải pháp trọng tâm làm “chìa khóa” để xây dựng Thái Nguyên theo phương châm: “Bình yên, sung túc, hạnh phúc và ngày càng phát triển”.

Hà Lê

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm