--> -->
Dòng sự kiện:

Hôm nay xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

25/03/2025 09:00

Chia sẻ
Ngày 25/3, Toàn án nhân dân thành phố Hà Nội đưa cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 24 bị cáo có kháng cáo ra xét xử phúc thẩm.
Hôm nay tuyên án cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị tuyên 21 năm tù Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và em gái kháng cáo

Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán, trong đó Thẩm phán Võ Hồng Sơn làm chủ tọa. Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt tù và xem xét, giảm trách nhiệm bồi thường dân sự đối với bị cáo trong vụ án. Trước khi phiên tòa phúc thẩm mở, có khoảng 40 luật sư đăng ký bào chữa. Trong đó, riêng bị cáo Trịnh Văn Quyết có 5 luật sư.

Hai em gái của bị cáo Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga cũng kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bản thân.

Một số bị hại cũng làm đơn kháng cáo yêu cầu xác định lại số tiền bồi thường và xem xét lại một số nội dung trong bản án sơ thẩm đã tuyên. Phiên xét xử dự kiến diễn ra trong nhiều ngày.

Hôm nay xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
Bị cáo Trịnh Văn Quyết.

Trước phiên tòa xét xử phúc thẩm sáng nay 25/3, ba anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga được ghi nhận đã khắc phục hậu quả vụ án với tổng số tiền gần 1.000 tỷ đồng.

Cụ thể, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm 25 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả. Số tiền của 133 bị hại mua cổ phiếu FLC đã được bị cáo Quyết và gia đình khắc phục hết (khoảng 700 tỷ đồng). Trước phiên xử phúc thẩm, bị cáo Huế và bị cáo Nga được người thân bồi thường, khắc phục hậu quả thay số tiền khoảng 300 tỷ đồng.

Trước đó, chiều 5/8/2024, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản án sơ thẩm đối với cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

Theo đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết 21 năm tù về cả hai tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”. Cùng bị kết án về 2 tội danh này, Trịnh Thị Minh Huế bị tòa tuyên phạt 14 năm tù, Trịnh Thị Thúy Nga bị áp dụng 8 năm tù.

Nội dung vụ án cho thấy, từ tháng 5/2017 - 1/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng.

Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu là AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo “xả bán” cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.

Tiếp đó, các bị cáo tạo lập hồ sơ, đề nghị chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros. Niêm yết cổ phiếu thành công, Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu Công ty Faros để chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Lê Thắm

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm