-->
Dòng sự kiện:

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

01/05/2025 08:37

Chia sẻ
Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp. Cùng với lịch nghỉ, công nhân, người lao động quan tâm đến những quy định về tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng.
10 địa điểm du lịch tại miền Bắc vào dịp 30/4 - 1/5 năm 2024 Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 với doanh nghiệp làm việc thứ Bảy

Cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Nội vụ (trước đây là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính thức thông báo, dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay người lao động sẽ bắt đầu kỳ nghỉ từ thứ Tư ngày 30/4 và quay trở lại làm việc vào thứ Hai ngày 5/5.

Để có kỳ nghỉ dài trọn vẹn này, người lao động sẽ đổi ngày làm việc thứ Sáu ngày 2/5, sang thứ Bảy ngày 26/4. Điều chỉnh này tạo điều kiện để người lao động có thời gian nghỉ ngơi và dành thời gian cho gia đình và cá nhân.

Bộ Nội vụ khuyến khích các công ty và doanh nghiệp áp dụng thời gian nghỉ lễ tương tự cho người lao động như công chức và viên chức. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp không thể thực hiện, người lao động tại đó sẽ được nghỉ 2 ngày là ngày 30/4 và 1/5.

Điều quan trọng là người sử dụng lao động cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về chế độ nghỉ lễ và khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động. Điều này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn tạo dựng tinh thần làm việc hứng khởi và gắn bó với doanh nghiệp.

Kỳ nghỉ lễ kéo dài không chỉ là thời gian để thư giãn, mà còn là cơ hội để mọi người gắn kết hơn với gia đình, chăm sóc sức khỏe tinh thần sau những ngày làm việc vất vả. Đây cũng là dịp để mọi người tận hưởng và khám phá những địa điểm du lịch trong nước, góp phần thúc đẩy du lịch nội địa.

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 1/5?
Để đảm bảo công việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhiều người lao động phải đi làm việc trong ngày nghỉ lễ, thậm chí cả vào đêm và sáng sớm.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, do đặc thù công việc, nhiều người lao động vẫn phải đi làm vào ngày nghỉ lễ, do vậy nhiều người rất quan tâm đến mức lương mà cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ phải chi trả khi họ đi làm vào ngày này.

Mới đây, Báo Lao động Thủ đô nhận được một số thắc mắc của người lao động về vấn đề trên. Điển hình, chị Nguyễn Mai Anh (trú tại Ba Đình, Hà Nội) hỏi: Do tính chất công việc nên tôi phải đi làm ngày Ngày Chiến thắng (30/4), để đảm bảo tiến độ công việc của công ty. Vậy cho tôi hỏi, tôi đi làm vào ngày này thì tôi có thể nhận được mức lương tăng thêm bao nhiêu phần trăm so với ngày làm việc bình thường?

Về vấn đề chị Nguyễn Mai Anh hỏi, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Theo luật sư Nguyễn Văn Hà: Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động sẽ được nghỉ một ngày vào Ngày Chiến thắng (30/4) và một ngày vào Ngày Quốc tế lao động (1/5). Nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ, người lao động sẽ được nghỉ bù tương ứng với số ngày bị trùng của dịp nghỉ lễ.

Những người làm việc vào các ngày nghỉ theo quy định này sẽ được hưởng mức lương cao hơn so với bình thường. Cụ thể, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết sẽ được hưởng lương ít nhất bằng 300% tiền lương ngày thường, chưa kể tiền lương vào ngày lễ, Tết đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ngoài ra, nếu làm việc vào ban đêm, họ sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương bình thường, cộng thêm tiền lương làm việc ban đêm vào dịp lễ, Tết. Tổng hợp các mức trả thêm, người lao động có thể hưởng lương cao gấp 4,9 lần nếu làm việc vào ban đêm trong dịp 30/4 - 1/5.

Luật sư Nguyễn Văn Hà cũng cho biết: Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Theo Điều này, tiền lương làm thêm giờ được tính bởi công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Hệ số làm thêm giờ (150%, 200% hoặc 300%) x Số giờ làm thêm.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, mức lương làm thêm giờ được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Hệ số làm thêm giờ (150%, 200% hoặc 300%) x Số sản phẩm làm thêm.

Theo Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũ, lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cụ thể như sau: Công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu ngày 2/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025. Như vậy, số ngày được coi là nghỉ lễ của đợt nghỉ lễ lần này là 3 ngày, còn ngày thứ 7 và chủ nhật được tính là ngày nghỉ hàng tuần.

Nếu đi làm trong các ngày từ 30/4 tới 2/5, hệ số làm thêm giờ có thể được hưởng là 300% còn nếu làm trong các ngày 3 và 4/5, hệ số được tính là 200%.

Khánh An

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.
Xem thêm