--> -->
Dòng sự kiện:

Hướng vào ý thức người tham gia giao thông

10/09/2020 11:57

Chia sẻ
Ít ngày gần đây, vấn đề thời sự đang thu hút sự quan tâm của dư luận là việc Chính phủ đồng ý đề xuất quy định giấy phép lái xe có 12 điểm/năm, mỗi lần vi phạm người tham gia giao thông sẽ bị trừ điểm, hết 12 điểm/năm thì phải thi lại.
Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật
Vi phạm luật giao thông vì thói quen rẽ phải khi đèn đỏ
Có an toàn khi tham gia giao thông?
0046 image1
Ảnh minh họa.

Thực tế, vi phạm Luật giao thông đường bộ và bị trừ hết điểm số, buộc người vi phạm phải thi, sát hạch bằng lái lại là cách thức quản lý được nhiều nước áp dụng và cho hiệu quả tốt trong việc răn đe, nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện.

Điều này cũng đặc biệt ưu việt khi hàng loạt hành vi lâu nay vốn bị xem nhẹ sẽ được đưa vào nhóm hành vi bị trừ điểm trên bằng lái, như: Chạy quá tốc độ, sử dụng giấy đăng ký xe hết hạn, lấn làn, sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), sử dụng ô, dù với mô tô, xe gắn máy, không nhường đường cho xe xin vượt khi đủ điều kiện an toàn, dừng, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định…

Tại đô thị lớn là Hà Nội, tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ xảy ra với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Một bộ phận người tham gia giao thông chỉ chấp hành nghiêm khi thấy bóng dáng của lực lượng chức năng. Còn không, họ sẵn sàng phóng nhanh vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang trên đường, uống rượu, bia say xỉn vẫn tham gia giao thông... Đáng buồn là, nhiều giải pháp từ đẩy mạnh tuyên truyền đến xử lý “mạnh tay”, đánh mạnh vào kinh tế người vi phạm đã được ngành chức năng áp dụng nhưng vi phạm khó được xử lý dứt điểm.

Hành vi tham gia giao thông nhưng “quên” không đội mũ bảo hiểm là ví dụ. Dù đội mũ bảo hiểm được quán triệt triển khai tích cực, đại bộ phận người dân đều tuân thủ nghiêm chỉnh song vi phạm vẫn tồn tại. Đáng nói, khi đối mặt với lực lượng chức năng, tất thảy người vi phạm dù nhận thức được hành vi song vẫn cố đưa ra mọi lý do để xin bỏ qua.

Tương tự, hành vi nghe điện thoại khi tham gia giao thông cũng như vậy. Hành vi này tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao, ảnh hưởng không chỉ cho bản thân người vi phạm mà còn khiến người xung quanh chịu vạ lây. Dĩ nhiên, để biện minh cho sự vi phạm, những lý do được đưa ra có muôn hình vạn trạng. Duy có điều, người vi phạm tự “đánh đu” tính mạng của bản thân khi thực hiện những hành vi kể trên thì họ lại không tự ý thức được.

Dẫn như vậy để thấy rằng, việc trừ điểm trên bằng lái là liều thuốc hữu hiệu, đánh mạnh vào ý thức người tham gia giao thông, vừa có tính răn đe lại không chú trọng quá nhiều về tài chính. Nói cách khác, việc tuân thủ Luật giao thông đường bộ sẽ chuẩn chỉ hơn. Những vi phạm từng bị cho là “lặt vặt” sẽ được chú ý khắc phục. Người điều khiển phương tiện khi đứng trước nguy cơ phải thi lại bằng lái với độ khó ngày một tăng sẽ càng phải thận trọng và tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông.

Nhìn rộng hơn quanh câu chuyện này có thể thấy, giấy phép lái xe dù chỉ là một tờ giấy nhỏ, nhưng với một người hiểu giá trị của cuộc sống thì mảnh giấy ấy lại mang sức nặng ngàn cân. Đó là trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với xã hội. Mỗi điểm trên giấy phép lái xe là mỗi ngăn tầng ý thức. Và nếu ai cũng giữ được trọn vẹn 12 điểm/năm khi tham gia giao thông thì tai nạn chắc chắn được giảm thiểu.

Trừ điểm khi vi phạm giao thông có tính ưu việt rất cao, rất văn minh có chăng nỗi băn khoăn của dư luận vẫn chỉ nằm ở khâu hạ tầng và người thực thi. Bởi vậy, ở đề xuất này các đơn vị liên quan cần hoàn thiện và có thêm nhiều hơn những kịch bản triển khai. Một quy định, nếu dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, thấu tình đạt lý, người thực thi công tâm và có trách nhiệm… thì không có lý do gì để đối tượng chịu ảnh hưởng là người tham gia giao thông không tâm phục khẩu phục khi chấp hành./.

Giang Nam

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm