--> -->
Dòng sự kiện:

Huyện Phúc Thọ: Giữ vững và nâng cao chất lượng nông thôn mới ở 22 xã

26/11/2019 21:26

Chia sẻ
Chiều 26/11, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02- CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020 đã kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại huyện Phúc Thọ.
huyen phuc tho giu vung va nang cao chat luong nong thon moi o 22 xa Hà Nội: 7/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt kế hoạch
huyen phuc tho giu vung va nang cao chat luong nong thon moi o 22 xa Du lịch phải là ngành kinh tế mũi nhọn
huyen phuc tho giu vung va nang cao chat luong nong thon moi o 22 xa Xây dựng mô hình chính quyền tinh gọn, hiệu quả

Báo cáo đoàn kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn cho biết, gần 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Phúc Thọ đã huy động được 3.456,5 tỷ đồng đầu tư thực hiện các tiêu chí. Đến nay, huyện có 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đã phát động các xã, thị trấn ra quân xây dựng cụm dân cư kiểu mẫu, chỉnh trang cảnh quan nông thôn; lắp đặt biển chỉ dẫn tên đường, ngõ xóm...

huyen phuc tho giu vung va nang cao chat luong nong thon moi o 22 xa
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: Bá Hoạt)

Theo Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển cả về quy mô và chất lượng; đã bước đầu hình thành các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Toàn huyện đã chuyển đổi được 480ha rau; 454ha hoa, cây cảnh; 960ha cây ăn quả; 3.455ha lúa chất lượng cao...; tổng đàn trâu, bò 7.085 con; đàn gia cầm 1.353 con; đàn lợn 59.095 con...

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU ở Phúc Thọ còn một số khó khăn. Cụ thể, huyện Phúc Thọ chưa có tuyến đường trục để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (ngoài quốc lộ 32); sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung... Đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016 cần tiếp tục được đầu tư, nâng cao các tiêu chí theo yêu cầu của giai đoạn mới...

Biểu dương những nỗ lực, cố gắng của huyện Phúc Thọ trong thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, huyện Phúc Thọ đã có nhiều cách làm sáng tạo, trong đó có việc đối thoại với nhân dân, tạo đồng thuận cao trong xây dựng nông thôn mới.

huyen phuc tho giu vung va nang cao chat luong nong thon moi o 22 xa
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình phát triển kinh tế tại huyện Phúc Thọ. (Ảnh: Bá Hoạt)

Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị huyện Phúc Thọ chủ động kết nối với Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy và các sở, ngành để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh kết quả đạt được. Huyện Phúc Thọ cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân về Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và tiêu chí nước sạch nông thôn... kết quả đạt được của huyện còn thấp so với mặt bằng chung của Thành phố, do đó huyện cần sớm có giải pháp khắc phục. Trong nông nghiệp, huyện phải phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, mở rộng các vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Với các vùng canh tác khó khăn, huyện cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả; xây dựng thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Đối với xây dựng nông thôn mới, huyện cần duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng nông thôn mới ở 22 xã đã đạt chuẩn; huy động mạnh hơn các nguồn lực xã hội hóa; hoàn thiện hồ sơ trình các cấp công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020... Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng gợi ý: “Huyện Phúc Thọ có nhiều di tích lịch sử, cần khai thác lợi thế này để phát triển du lịch, dịch vụ gắn với du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân”.

Hoàng Phúc

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm