--> -->
Dòng sự kiện:

Huyện Thanh Trì lấy ý kiến người dân về điều chỉnh quy hoạch

27/07/2022 10:05

Chia sẻ
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì vừa tổ chức Hội nghị xin ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 khu đất xây trường học tại quận Long Biên Không xem xét điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích công trình phục vụ dân sinh Lấy ý kiến đối với nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô

Dự Hội nghị có ông Lê Chính Trực - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; Lãnh đạo huyện Thanh Trì; Lãnh đạo, trưởng các ngành, đoàn thể các xã, thị trấn và đại diện các chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn huyện.

Hội nghị nhằm triển khai các nội dung được Thành phố giao trong quá trình nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô theo nội dung Thông báo số 300/TB-VP ngày 01/7/2022 của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Văn bản số 1433/VQH-KHTC ngày 04/7/2022 của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội về việc tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư cho Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Huyện Thanh Trì lấy ý kiến người dân về điều chỉnh quy hoạch
Hội nghị xin ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm; 17 huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Ba Vì; thị xã Sơn Tây).

Trong đó, diện tích tự nhiên thành phố Hà Nội khoảng 3.358,6 km2 (theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 07/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050). Tổng dân số (theo Niên giám Thống kê thành phố Hà Nội năm 2020) là 8.246,5 nghìn người (dân số thành thị: 4.062,5 nghìn người, dân số nông thôn: 4.184,0 nghìn người).

Sau khi nghe báo cáo nội dung quy hoạch, các đại biểu đã tham gia phát biểu ý kiến, trong đó tập trung vào nội dung: Sự cần thiết và mục tiêu điều chỉnh quy hoạch; Phạm vi và quy mô lập điều chỉnh quy hoạch; Nội dung trọng tâm điều chỉnh quy hoạch; Những yêu cầu đặt ra trong thực hiện quy hoạch…

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đề nghị đơn vị tư vấn cập nhật Chương tình số 03 của Thành ủy ngày 17/3/2021 về chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025; nghiên cứu bổ sung Quy hoạch của huyện để phấn đấu trở thành quận của Thủ đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Huy Toàn cũng yêu cầu sau Hội nghị tại huyện, các xã, thị trấn sẽ niêm yết công khai Quy hoạch và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân trong huyện về nội dung nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bảo Thoa

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm