--> -->
Dòng sự kiện:

Không nên mù quáng về công dụng chữa bệnh của cao hổ

28/02/2019 20:30

Chia sẻ
Theo thông tin từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), mới đây, ENV đã thực hiện một bộ phim ngắn truyền thông với sự tham gia của NSND Lan Hương, nhằm kêu gọi cộng đồng bảo vệ những cá thể hổ cuối cùng trên thế giới; giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ và ngăn chặn tình trạng buôn bán hổ trái phép.  
khong nen mu quang ve cong dung chua benh cua cao ho Tích cực giải cứu động vật hoang dã bị buôn bán, nuôi nhốt trái phép
khong nen mu quang ve cong dung chua benh cua cao ho Tăng cường kiểm soát buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã
khong nen mu quang ve cong dung chua benh cua cao ho Cần tuyên chiến mạnh hơn với loại hình tội phạm về động vật hoang dã trên Internet

Lấy bối cảnh một buổi tiệc đính hôn, phim ngắn khắc họa xung đột giữa một số tư tưởng lạc hậu với suy nghĩ văn minh, hiện đại ở Việt Nam hiện nay. Trong khi buổi lễ đáng ra là sự khởi đầu tốt đẹp cho cuộc hôn nhân của cặp đôi trẻ sau này thì bà mẹ chồng khó tính (do NSND Lan Hương thủ vai) đã đem đến nhiều dự cảm không lành ngay khi bà bước vào. Dự cảm đó biến thành sự thật khi bà sử dụng cao hổ cốt để làm quà tặng cho gia đình thông gia.

khong nen mu quang ve cong dung chua benh cua cao ho
Trong năm 2018, ENV đã ghi nhận 632 vi phạm liên quan đến quảng cáo, buôn bán và tàng trữ hổ trái phép. Ảnh: ENV

Khi đưa món quà ra, bà mẹ chồng thật “chưng hửng” và lạc lõng vì không được gia đình thông gia, một gia đình đại diện cho lối sống hiện đại, niềm nở đón nhận. Không những thế gia đình thông gia đã nhanh chóng dắt con gái họ rời khỏi bữa tiệc.

Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn mù quáng tin rằng cao hổ là thần dược và có thể chữa được các bệnh về xương khớp cũng như giúp tăng cường sức khỏe. Chính vì quan điểm cổ hủ này khiến cho nhu cầu sử dụng cao hổ trở nên phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân khiến số lượng hổ hoang dã tại Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng.

Hiện nay, hổ đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao, đặc biệt là ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Một số nhà khoa học ước tính Việt Nam hiện chỉ còn chưa đến 5 cá thể hổ trong tự nhiên. Mối đe dọa lớn nhất đối với loài hổ tại Việt Nam là hoạt động săn bắt và mất môi trường sống. Riêng trong năm 2018, ENV đã ghi nhận 632 vi phạm liên quan đến quảng cáo, buôn bán và tàng trữ hổ trái phép.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV chia sẻ: “Nếu tình trạng buôn bán trái phép hổ và các sản phẩm từ hổ vẫn còn tiếp diễn thì hổ có khả năng sẽ là loài tiếp theo bị tuyên bố tuyệt chủng tại Việt Nam. Tương lai của loài hổ Việt Nam cũng như thế giới phụ thuộc vào chính chúng ta và những gì mỗi chúng ta đang làm.”

Bà Dung cũng kêu gọi cộng đồng tham gia bảo vệ hổ bằng cách không sử dụng các sản phẩm từ hổ, khuyến khích những người cao tuổi sử dụng các phương thuốc hiện đại, đồng thời thông báo các vi phạm về hổ đến đường dây nóng miễn phí bảo vệ động vật hoang dã của ENV 1800-1522.

“Trong xã hội văn minh ngày nay, đừng vì những niềm tin mù quáng về công dụng chữa bệnh của cao hổ hay để thể hiện đẳng cấp mà buôn bán, giết hại hổ. Việt Nam đang ngày càng phát triển và tiến bộ. Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ các cá thể hổ hoang dã cuối cùng tại Việt Nam, trong môi trường tự nhiên của chúng chứ không phải trong chuồng cũi” - bà Dung khẳng định.

M.Q

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Thời điểm này, thị xã Sơn Tây đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa và tiến bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và cộng đồng doanh nghiệp, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay tại Sơn Tây được kỳ vọng tạo thêm động lực để công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm