--> -->
Dòng sự kiện:

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh

10/02/2025 09:56

Chia sẻ
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế. Trong đó, hàng loạt bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC).
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh Cử tri kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng

Cụ thể, các bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin - Truyền thông,… đều cho rằng mức GTGC áp dụng với người nộp thuế 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/tháng với người phụ thuộc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế và mức sống của người dân hiện nay.

Trong đó, Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức GTGC cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng. Bởi mức lương cơ sở tại thời điểm ban hành mức GTGC 11 triệu đồng/tháng cuối năm 2019 chỉ 1,49 triệu đồng, đến cuối năm 2024 đã tăng lên 2,34 triệu đồng, tương ứng tăng 57,05%.

Đồng loạt kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh
Ảnh minh hoạ.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức GTGC đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng. Tỉnh này viện dẫn theo Luật Thuế TNCN năm 2012, mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, còn với người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng, được áp dụng từ tháng 7/2013. Tại thời điểm đó, mức lương cơ sở là 1,15 triệu đồng. Đến nay, mức lương cơ sở đã tăng lên 2,03 lần, tương đương 2,34 triệu đồng nên cần phải nâng mức GTGC phù hợp với tỷ lệ tăng mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức GTGC hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng. Hơn nữa, giá cả hàng hóa ngày càng tăng, kéo theo chi phí sinh hoạt hằng ngày tăng theo nên mức hiện hành là không còn phù hợp.

Đồng thời, tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Tài chính sớm trình cấp có thẩm quyền sửa luật Thuế TNCN (thay thế) bởi một số quy định đang không còn phù hợp với nền kinh tế phát triển như hiện nay và Luật Đất đai năm 2024 đã có hiệu lực từ tháng 8/2024.

Bộ Thông tin - Truyền thông thì đề nghị nâng mức GTGC để phù hợp với việc tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, xây dựng mức GTGC theo cùng để phù hợp với chính sách tiền lương của Chính phủ đang quy định (theo 4 vùng).

Nhiều địa phương, bộ, ngành còn kiến nghị bổ sung các khoản giảm trừ hỗ trợ chi phí giáo dục, y tế, nhà ở, bảo hiểm xã hội tự nguyện và các khoản đầu tư cho sự phát triển con người. Đồng thời, quy định bổ sung các khoản giảm trừ để hỗ trợ các trường hợp đặc biệt như người lao động là cha, mẹ đơn thân, hoặc có người thân mắc bệnh hiểm nghèo…

Trước đó, hàng loạt cử tri các tỉnh, thành và chuyên gia về thuế, kinh tế cũng đã góp ý, đề xuất nâng mức GTGC bởi quy định hiện hành quá lạc hậu, không đảm bảo đời sống ở mức trung bình cho nhiều gia đình.

Theo một số chuyên gia, khi sửa Luật Thuế TNCN, điều quan trọng nhất là phải thay đổi cơ sở tính mức GTGC cho người nộp thuế. Nên quy định mức GTGC bằng 4 lần lương tối thiểu vùng (vùng 1 có lương tối thiểu là 4,969 triệu đồng nên mức GTGC sẽ gần 20 triệu đồng/tháng; vùng 2 có lương tối thiểu là 4,41 triệu đồng thì mức GTGC sẽ khoảng 17,6 triệu đồng/tháng…).

Lương tối thiểu vùng hằng năm do Chính phủ quy định sau khi đã lắng nghe ý kiến từ đại diện của người lao động và người sử dụng lao động nên khá phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội chung, có tính đến yếu tố vùng, miền khác nhau.

Những kiến nghị nâng mức GTGC, sửa đổi bậc thuế hay một số quy định không còn phù hợp trong Luật Thuế TNCN đã được đề cập nhiều năm qua. Thực tế, từ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, đề xuất sửa đổi các bất cập của Luật Thuế TNCN.

Trong gần 4 năm qua, Chính phủ cũng nhiều lần nhắc đến việc cần nghiên cứu, rà soát bất cập của luật này. Tại nhiều cuộc họp của Quốc hội, các đại biểu cũng chỉ ra nhiều quy định lạc hậu, không phù hợp với tình hình kinh tế của Viêt Nam, khiến người nộp thuế bức xúc.

Đến tháng 3/2022, để đề xuất sửa đổi các quy định bất cập của Luật Thuế TNCN, trong văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ Tài chính có đề nghị rà soát, đánh giá góp ý sửa đổi các nội dung gồm đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, cơ số tính thuế, GTGC, thuế suất…

Thế nhưng, câu chuyện này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ và chưa được trình lên Quốc hội.

Tuệ Lâm (t/h)

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm