--> -->
Dòng sự kiện:
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Góc nhìn từ đô thị Thủ đô thời hội nhập

Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

27/07/2021 21:18

Chia sẻ
Đại thi hào Victor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Du khách khi bước chân xuống bất kỳ thành phố nào trên thế giới nói chung, Hà Nội nói riêng sẽ hình dung được bản sắc văn hóa nơi đó, quốc gia đó qua những con phố, tòa nhà. Nghị quyết Đại hội Đảng chỉ rõ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam; trong đó giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Song tiếc thay, do “sức ép” về kinh tế thời hội nhập, hiện nay trên bình diện ngôn ngữ đô thị đang rất sính tiếng Tây!
Góp thêm giai điệu âm nhạc đẹp về Tổ quốc Những khu rừng đẹp nức tiếng Việt Nam

Hãy nói ngôn ngữ của dân tộc

Từ bao đời nay, tiếng Việt là một thứ ngôn ngữ giàu đẹp và trong sáng. Trong lịch sử 1.000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta buộc phải học tiếng Hán từ rất sớm. Nhưng cũng chính trải qua khoảng 1.000 năm chịu sự thống trị của nền văn hóa lớn mạnh mà không bị đồng hóa là nhờ ông cha ta đã sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ nhờ những cách thức vay mượn theo hướng Việt hóa, làm phong phú cho tiếng Việt cả ở những thời kỳ sau này và cho đến ngày nay.

Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
Bác Hồ kính yêu luôn cặn dặn: "Mỗi người dân Việt Nam đều có ý thức bảo vệ tiếng Việt cả trong giao tiếp cũng như viết báo, làm văn..." (Ảnh: Tư liệu)

Dưới thời Pháp thuộc, mặc dù chữ Hán mất địa vị chính thống nhưng tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép. Ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục lúc này là tiếng Pháp. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (năm 1954), công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt mới được tiến hành mạnh mẽ. Với bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945, tiếng Việt đã có vị trí xứng đáng trong một đất nước độc lập, tự do. Tiếng Việt được dùng ở mọi bậc học, được coi như ngôn ngữ quốc gia.

Có thể nói, tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là thứ vũ khí sắc bén giúp dân tộc ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ.

Để giữ gìn và phát huy giá trị của tiếng Việt, mặc dù giỏi ngoại ngữ, nhưng Bác Hồ không xem ngoại ngữ là ngôn ngữ chính của mình. Người chỉ sử dụng ngoại ngữ trong những trường hợp bắt buộc như: Ra nước ngoài, trong đàm phán hoặc làm việc với các chính khách. Những khi nói chuyện với đồng bào trong nước, Người chú trọng dùng tiếng mẹ đẻ, nói ngôn ngữ của dân tộc. Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí đặc biệt không thể thay thế của tiếng Việt trong đời sống xã hội ở Việt Nam.

Chình vì thế, Người thường nhắc nhở: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”; “ta phải giữ đất nước của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta; phải giữ cái tiếng của chúng ta”. Và Người mong rằng mỗi người dân Việt Nam đều có ý thức bảo vệ tiếng Việt cả trong giao tiếp cũng như viết báo, làm văn... “không nên dùng tiếng ngoại quốc, khi có thể dùng tiếng ta”.

Tiếp nối truyền thống yêu tiếng Việt của cha ông, của Bác Hồ, ngay như những bậc tri thức “Tây học” giỏi tiếng Pháp như Huy Cận cũng rất trân quý tiếng Việt. Trong thơ, ông đã phải thốt lên: “Nằm trong tiếng nói yêu thương/Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời/Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi/Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con/Tháng ngày con mẹ lớn khôn/Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha/Đời bao tâm sự thiết tha/Nói trong tiếng nói lòng ta thuở nào...”

Sao nỡ bỏ đi sự trân quý?

Nhà thơ Abutalip của Đaghextan từng phát biểu: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Ngày hôm nay, nếu chúng ta không biết trân quý tiếng mẹ đẻ thì cái giá của tương lai sẽ bị trả rất đắt. Hãy nhìn sang các nước Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, để có được nền kinh tế phát triển thần kỳ như hiện nay một phần do họ biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có giữ gìn, trân quý tiếng mẹ đẻ. Thậm chí, ngay bên cạnh nước ta, người Lào họ rất trân quý tiếng Lào!

Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
Ngay ở Hà Nội, tuyến phố này nếu không có tấm biển lộ trình các tuyến xe buýt ta ngỡ tưởng đang ở nước ngoài (Ảnh: Phương Linh)

Với Việt Nam chúng ta, sau một thời gian dài bị bao vây cấm vận và thực thi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khép kín sau chiến tranh, những năm 80 của thế kỷ trước, Đảng ta nhận thấy muốn phát triển đất nước phải mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài. Và trên bình diện vi mô, muốn làm ăn với bên ngoài buộc chúng ta phải có ngoại ngữ, phải giỏi ngoại ngữ (cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp). Chính vì thế, “phong trào” học ngoại ngữ, rồi đến ngoại ngữ (tiếng Anh) trở thành môn học chính trong giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, Đảng ta luôn xác định quan điểm nhất quán: “Hòa nhập, nhưng không hòa tan”! Quan điểm xuyên suốt là vậy, nhưng tiếc thay hiện nay ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng một bộ phận người dân (đặc biệt giới trẻ, nhân viên văn phòng) đang bị lạm dụng tiếng Tây, khiến tiếng Việt bị pha tạp hóa. Các cơ sở kinh doanh lạm dụng tiếng Anh, tiếng nước ngoài trong đề chữ ở bảng hiệu; các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư khi xây dựng chung cư, khu đô thị khá "chuộng" tiếng Tây cho hợp “mốt” thời thượng. Ta thường nghĩ là hay nhưng thực ra khi bắt gặp những hình ảnh đó người nước ngoài họ rất đỗi ngạc nhiên! Ngạc nhiên đến mức, có lần một người bạn Pháp phải thốt lên “sao các bạn lại không yêu tiếng nước bạn”?

Ví trong ngôn ngữ giao tiếp hiện nay của giới trẻ, hay giới công sở, họ thường hay chêm một từ tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung,... vào một câu nói, thậm chí là sử dụng từ tiếng nước ngoài để thay thế hoàn toàn cho một từ tiếng Việt. Lấy ví dụ như khi làm việc nhóm, những từ tiếng Anh dùng để thay thế cho tiếng Việt mà chúng ta thường thấy đó là “deadline - hạn cuối”, hay “support - hỗ trợ”, “idea - ý tưởng”,... mà nếu ghép lại thành một câu hoàn chỉnh sẽ là: “Mọi người có idea gì không, support cho nhau để đạt hiệu quả tốt nhất nhé, deadine là; nếu ok thì thôi nhé..”.

Kỳ 1: Để tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
Ở một số trung tâm thương mại, tiếng Việt bị vắng bóng (Ảnh: Phương Linh)

Còn tại các tuyến phố, biển quảng cáo tiếng Anh, tiếng Hàn, to hơn tiếng Việt, thậm chí có nơi chỉ sử dụng tiếng Anh; các khu đô thị mới cũng chỉ xài tiếng Anh để đặt tên, lạm dụng đến mức có những người mẹ quê ra Hà Nội thăm con không biết làm thế nào… “đọc ra” tiếng để bác xe ôm đưa đến nhà con được!

Vậy thực tại của việc lạm dụng tiếng Tây thế nào? Nguyên nhân là do đâu? Chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về nội dung này trong kỳ sau.

(Còn nữa)

Phương Linh

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Futsal nữ Việt Nam vừa khép lại vòng đấu bảng Giải Futsal nữ châu Á 2025 với vị trí nhất bảng B, sau trận hòa chiến thuật 0-0 đầy toan tính trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Iran. Kết quả này không chỉ thể hiện sự tính toán sâu sắc từ ban huấn luyện mà còn đặt ra một thử thách lớn ở vòng tứ kết: Đương kim Á quân Nhật Bản.

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm