
Kỳ cuối: Sớm giải quyết vướng mắc, sử dụng có hiệu quả
07/07/2020 22:45
![]() | Kỳ II: Phát huy vai trò điểm gắn kết cộng đồng |
![]() | Kỳ I: Gỡ "rào cản" nhà sinh hoạt cộng đồng tại các khu tái định cư |
![]() | Hà Nội: "An cư" cho người dân khu tái định cư |
Thiếu cơ sở giải quyết
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 173 tòa nhà chung cư tái định cư (do Nhà nước đầu tư xây dựng) hiện đã bàn giao và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng các tòa nhà này có nhiều bất cập kéo dài.
Trong đó, còn 103 tòa nhà không có nhà sinh hoạt cộng đồng; nhiều tòa nhà xuống cấp nhanh; chỉ 119 tòa nhà có diện tích kinh doanh dịch vụ; 54 tòa nhà không có diện tích kinh doanh dịch vụ, theo thiết kế là chỗ để xe, phòng kỹ thuật; số ban quản trị được thành lập còn rất ít.
Cùng với việc chất lượng công trình không đảm bảo, việc thành lập các Ban quản trị tòa nhà và quản lý thu chi kinh phí quản lý, vận hành tòa nhà cũng là một trong những vấn đề gây bất cập lớn đối với các dự án chung cư tái định cư.
![]() |
Một địa điểm đáng nhẽ là nhà sinh hoạt cộng đồng của người dân lại cửa đóng then cài từ nhiều năm nay do thiếu kinh phí sửa chữa, xây dựng. |
Ông Phan Thanh Sơn, Trưởng ban đại diện cư dân tòa nhà N7, khu tái định cư Thịnh Liệt cho biết, việc thiếu bàn giao giữa công ty quản lý nhà và đại diện cư dân chính là rào cản để thành lập ban quản trị.
“Người dân chúng tôi chuyển về đây từ năm 2007, đến năm 2017 mới được bốt trí một phòng hơn 30m2 cải tạo từ kiốt cho thuê trước đây làm phòng sinh hoạt cộng đồng. Căn phòng này chật chột, chỉ có một cửa ra vào ở ngách, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị công ty quản lý nhà hỗ trợ mở rộng cửa, hoặc mở thêm cửa chính phía ngoài sân nhưng đều không được đáp ứng” – ông Phan Thanh Sơn cho hay.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với nhiều địa điểm đáng lẽ là nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng vì nhiều nguyên nhân mà vẫn kéo dài cho đến ngày nay. Đơn cử như trường hợp tòa nhà CT1A, CT1B phường Định Công, trong khi nhu cầu của người dân còn rất lớn thì địa phương mới cải tạo, gắn biển được 1 phòng sinh hoạt cộng đồng, còn 1 phòng vẫn quây tôn, bỏ hoang từ nhiều năm nay do thiếu kinh phí.
Cán bộ nào, phong trào đó
Cách đây hơn chục năm, mô hình “Cầu thang văn hóa” hình thành từ ý tưởng xây dựng khu giải trí, thư giãn cho các cụ hưu trí và các cháu thiếu nhi của chính những cán bộ cơ sở trong tổ dân phố 34, phường Nghĩa Tân. Ý tưởng hay nhưng vấp phải phản ứng gay gắt của một số hộ dân. Những cán bộ cơ sở tâm huyết đã phải kiên trì thuyết phục từng hộ dân đến khi đồng thuận mới thôi.
![]() |
Việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng cho cư dân khu tái định cư chính là một hành động nhân văn, giúp người dân tái định cư sớm an cư, ổn định cuộc sống. |
Do không có kinh phí nên hình hài “cầu thang văn hóa” được hoàn thiện hoàn toàn nhờ vào sự đóng góp của người dân. Số lượng sách, báo có tại “Cầu thang văn hóa” phần lớn do bà con trong khu góp tiền mua về. Dần dà, lượng người tham gia nhiều lên, số đầu sách, báo cũng tăng dần đã tạo nên thói quen chia sẻ trong khu tập thể.
Trong khi đó, có một thực tế vẫn còn nhiều nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hiện nay đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Nguyên nhân do xuống cấp, thiếu kinh phí sửa chữa, duy trì, không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho người dân... Nếu so sánh với những “cầu thang văn hóa”, đây là những vướng mắc nằm trong “tầm tay” giải quyết của cư dân, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Nói như ông Nguyễn Ngọc Chiến – Phó Chủ tịch phường Giảng Võ thì bước đột phá của Đảng bộ phường Giảng Võ trong nhiệm kì tới là kiểm tra, rà soát, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân. Đơn giản nhất như tạo các điểm sinh hoạt cộng đồng.
“Phường Giảng Võ không có nhiều đất công, đất sinh hoạt nên phải tranh thủ giữa các sân tại khu tập thể. Việc xây dựng các nhà sinh hoạt cộng đồng sẽ là điểm đột phá trong 5 năm tới, không được nhiều cũng là được ít. Đây sẽ là điểm sinh hoạt, thư viện cho các cháu trong ngày hè” – ông Nguyễn Ngọc Chiến cho biết.
Hiện vẫn còn những tòa chung cư tái định cư chưa bố trí được nhà sinh hoạt cộng đồng do gặp một số vướng mắc như cư dân kiến nghị chuyển đổi diện tích khác phù hợp hơn, chờ thu hồi diện tích kinh doanh dịch vụ, xuống cấp, thiếu kinh phí sửa chữa... Đây là những vướng mắc nằm trong “tầm tay” giải quyết của cư dân, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. |

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn
