--> -->
Dòng sự kiện:

Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”

26/02/2023 20:29

Chia sẻ
Ngày 26/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Đông tổ chức Festival áo dài với chủ đề “Quê lụa xưa và nay”, nhằm hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài”, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ.
Festival Áo dài sẽ trở thành sản phẩm du lịch mới của Thủ đô Nâng tầm du lịch Hà Nội Tỏa sáng nét hào hoa

Festival là hoạt động quan trọng trong chuỗi sự kiện tôn vinh áo dài nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và hưởng ứng đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”
Festival áo dài là một hoạt động quan trọng trong chuỗi sự kiện tôn vinh áo dài, đồng thời quảng bá làng lụa truyền thống Vạn Phúc có trên 1.000 năm tuổi.

Phát biểu khai mạc Festival áo dài, bà Lại Hà Phương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Đông chia sẻ: “Đây là sự kiện nhằm khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của áo dài trong đời sống đương đại; khơi dậy khát vọng, niềm tự hào, trách nhiệm gìn giữ áo dài - di sản văn hóa Việt Nam. Festival áo dài là một hoạt động quan trọng trong chuỗi sự kiện tôn vinh áo dài, đồng thời quảng bá làng lụa truyền thống Vạn Phúc có trên 1.000 năm tuổi.

Festival tạo sân chơi văn hóa bổ ích, đồng thời truyền cảm hứng về tà áo dài truyền thống của Việt Nam đến người dân và bạn bè quốc tế. Đồng thời góp phần xây dựng nếp sống văn hóa trong các cơ quan, đơn vị, tạo môi trường để các tập thể, cá nhân hội viên, phụ nữ thể hiện khả năng sáng tạo và lan tỏa vẻ đẹp, tình yêu nghề, yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước”.

Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”
Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Đông trao tặng 800 bộ áo dài cho nữ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay” đã nhận được sự quan tâm đồng hành của 10 cơ quan, đơn vị và 16 cơ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở và đông đảo các nghệ nhân, doanh nhân nữ Hội làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc, các nhà may, thiết kế áo dài…

Festival áo dài với các hoạt động: Trình diễn áo dài với mẫu xưa, áo dài lụa Vạn Phúc, áo dài nhí, thời trang áo dài của doanh nghiệp nữ trên địa bàn quận, trình diễn áo dài của các gia đình có 2 - 3 thế hệ; đồng diễn áo dài qua các điệu nhảy zumba, dân vũ; trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh”; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ yếu thế; phát động hỗ trợ các sản phẩm “Tranh ghép vải từ lụa vụn” của phụ nữ yếu thế, các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”; trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm từ lụa Vạn Phúc...

Tại Festival, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Đông tiếp nhận 1.000 suất học bổng tiếng Anh cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 3,5 triệu đồng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ quận trao tặng 800 bộ áo dài cho nữ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, phát động các tổ, hội phụ nữ cơ sở tiếp tục ủng hộ, tặng áo dài cho những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Một số hình ảnh sôi động tại Festival áo dài "Quê lụa xưa và nay":

Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”
Các doanh nhân nữ của quận Hà Đông trình diễn áo dài.
Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”
Bộ sưu tập áo dài gia đình, nguồn cội yêu thương.
Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”
Các em nhỏ trong trang phục áo dài.
Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”
Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”
Tiết mục "Tự hào phụ nữ Hà Đông"; "Một thoáng quê hương" của cô và trò Trường Mầm non Mùa Xuân tại Festival áo dài.
Lan toả giá trị truyền thống qua Festival áo dài “Quê lụa xưa và nay”
Tiết mục nhảy dân vũ đem lại không khí sôi động tại Festival áo dài.

N.Hoa

Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm, khảo sát làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập

Theo Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương, chuyến thăm, khảo sát di tích lịch sử văn hóa và làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập là cơ hội quý báu để Hà Nội học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc gìn giữ di sản văn hóa và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đồng thời là bước đi cụ thể tăng cường hoạt động đối ngoại Nhân dân.

Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô

Ngành Y tế, với tính chất đặc thù, cần được đảm bảo các chế độ đặc biệt dành cho người lao động như tiền trực, chế độ bồi dưỡng tại chỗ và điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề. Điều này nhằm nâng cao đời sống, động viên tinh thần và đảm bảo sự ổn định cho lực lượng y tế, vốn đang đối mặt với nhiều áp lực và thách thức.
Xem thêm