
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH
02/04/2025 20:45
![]() |
Lãnh đạo huyện Nam Đàn trao đổi với lãnh đạo tỉnh về sự việc hơn 300 giáo viên, nhân viên bị truy thu tiền BHXH |
Hơn 20 năm trước, do tình trạng thiếu giáo viên, UBND huyện Nam Đàn phải tuyển dụng hợp đồng giáo viên và nhân viên trường học để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Những giáo viên do huyện tuyển dụng này được ký hợp đồng với mức lương cố định.
Đến năm 2006, những giáo viên, nhân viên này được chuyển xếp lương theo Công văn số 3434/UBND-VX ngày 26/6/2006 của UBND tỉnh. Việc nâng bậc lương được thực hiện theo kiểu "nhảy cóc" để bù cho thời gian trước đó chưa được nâng bậc lương.
Ngày 29/6/2007, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An có văn bản liên ngành hướng dẫn việc xếp lại bậc lương, trong đó, hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động, tức là các trường học phải làm việc với cơ quan tài chính để đề nghị cấp kinh phí đóng BHXH cho họ. Thế nhưng, từ đó đến nay phần chênh lệch khi chuyển xếp lại bậc lương vẫn chưa được đóng, bao gồm BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Các đơn vị liên quan đều đưa ra các lý do khác nhau.
Sự việc kéo dài nhiều năm nay, cơ quan BHXH nắm rõ và chỉ tính riêng từ tháng 7/2024 đến nay, cơ quan BHXH đã hai lần gửi văn bản đôn đốc các cơ sở giáo dục lập hồ sơ điều chỉnh mức tiền lương đóng BHXH cho người lao động theo đúng các mức lương đã được chuyển xếp nhưng vẫn chưa có kết quả.
Dịp này, thực hiện đề án bỏ cấp huyện, nên giáo viên, nhân viên các trường mới lo lắng, kiến nghị liên tục, bởi khi bỏ cấp huyện thì không biết cơ quan nào sẽ giải quyết việc này. Cùng với đó, là nhiều giáo viên sắp đến tuổi nghỉ hưu lo lắng khi chưa đóng đủ BHXH theo quy định.
Nhìn nhận từ ba phía, đều có lý do cho việc chậm trễ kéo dài này. Thứ nhất, đối với cơ quan BHXH, thiếu sự quyết liệt trong đôn đốc, xử lý sự việc để tình trạng chậm đóng BHXH kéo dài. Thứ hai, là một số người sử dụng lao động, người lao động, người tham mưu về công tác tài chính chưa nắm bắt rõ quy định, cả một thời gian dài không biết phải đóng phần chênh lệch, có người biết nhưng nghĩ rằng không phải đóng, không ảnh hưởng đến quyền lợi sau này, ngay trong danh sách truy thu, có cả các kế toán nhà trường. Thứ ba là việc giải quyết không kịp thời, dứt điểm của huyện Nam Đàn.
Hai năm nay, UBND huyện Nam Đàn đã chỉ đạo, giao cho các cơ quan liên quan tìm cách tháo gỡ, bảo vệ quyền lợi người lao động, nhưng chưa thể giải quyết vì vướng cơ chế tài chính.
Ngày 1/4, làm việc với huyện Nam Đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long đã chỉ đạo huyện rà soát chi tiết, kiến nghị UBND tỉnh phương án giải quyết đối với hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học bị truy thu tiền đóng BHXH.
UBND huyện Nam Đàn đã có báo cáo gửi UBND tỉnh, đề nghị tỉnh cho chủ trương trích ngân sách để trả phần chênh lệch cho cơ quan BHXH và đề nghị BHXH không truy thu tiền lãi do nộp chậm. Hi vọng sự việc kéo dài này sẽ sớm được giải quyết dứt điểm để giáo viên yên tâm công tác.

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Vụ hơn 300 giáo viên bị truy thu BHXH: Đã tìm thấy một số biên bản thể hiện đã nộp tiền

Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

“Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động

Nâng cao kiến thức cho phụ nữ về cơ chế, chính sách phát trển kinh tế tập thể

Nghệ An đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân lao động với 3.541 căn hộ

Thanh Hóa: Kịp thời giải quyết hàng loạt vụ ngừng việc tập thể

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định
