
Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa
26/09/2023 20:49
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt - Hàn Viện Pháp tại Hà Nội: Cầu nối giao lưu văn hóa giữa Pháp và Việt Nam |
Nhiều trải nghiệm lý thú
Tháng 8 vừa qua, đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) đã có hành trình giao lưu văn hóa đầy bổ ích, lý thú và ý nghĩa tại Hà Nội theo chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục giữa hai Thành phố. Điểm nhấn của hành trình lần này là 41 học sinh Nhật Bản đã được 41 gia đình Việt Nam đón về nhà chăm sóc. Ở mỗi gia đình đều có một người bạn Việt Nam cùng trang lứa với học sinh Nhật Bản.
Việc giao lưu, kết nối không dừng lại ở ngôn ngữ, mà còn có sự giao thoa, học hỏi văn hóa, giáo dục hai nước. Từ đây, một hành trình với nhiều trải nghiệm thú vị thực sự bắt đầu. Các học sinh Nhật Bản đã được ngắm phố phường Hà Nội trên xe buýt 2 tầng; tự tay điều khiển rối nước tại Nhà hát múa rối Thăng Long; thăm làng gốm sứ Bát Tràng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nhà tù Hỏa Lò… Đồng thời các em cũng được tham gia các giờ học, trải nghiệm cuộc sống học đường tại Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm (quận Bắc Từ Liêm), tham dự các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Nhật…
![]() |
Đoàn học sinh Nhật Bản cùng học sinh Việt Nam tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. |
Chia sẻ về những ngày vui vẻ bên người bạn đến từ Nhật Bản, Nguyễn Hà My (học sinh Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, quận Tây Hồ) cho biết: “Thời gian được cùng các bạn Nhật Bản là những kỷ niệm không thể nào quên. Nhìn thấy sự hào hứng của các bạn khi được tiếp xúc với những điều mới lạ và thú vị, chúng em cũng cảm thấy thật vui và ấm áp…”
Đoàn Lê Khánh Chi (học sinh Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Ban đầu, em hơi ái ngại khi có người lạ về nhà. Nhưng cùng bạn ăn uống, tham gia các sinh hoạt khác, em phát hiện mình và bạn có nhiều đặc điểm, sở thích giống nhau. Em học hỏi từ bạn nhiều điều từ sự tự giác, hòa đồng đến tính cách tự lập. Đây là trải nghiệm rất tuyệt vời mà em có”.
Khánh Chi cho biết, ở bữa cơm đầu tiên, gia đình em đã mời bạn thưởng thức những món ăn đậm hương vị Việt như: Đậu phụ sốt hành, nem rán, rau muống xào, thịt kho tàu, canh cá chua. Những ngày sau đó, em lên kế hoạch chi tiết mời bạn các món ăn đặc trưng ẩm thực Hà Nội gồm: Phở, bún thang, bún chả, bánh xèo, kem Tràng Tiền. Những ngày lang thang tham quan Hà Nội cùng bạn đã giúp em rèn luyện nhiều kỹ năng ngoại ngữ, hiểu cách giao tiếp người Nhật. Bạn đã thưởng thức và liên tục dành lời khen ngợi tới hương vị ẩm thực Việt. Theo Khánh Chi, hành trình hướng dẫn người bạn mới tham quan các di tích văn hóa, lịch sử tại Hà Nội đã được em và các bạn thiết kế kỹ càng dưới sự tư vấn của thầy cô giáo. Dù không cùng ngôn ngữ nhưng các em nhanh chóng thân thiết, kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị về thầy cô, bạn bè, gia đình.
Còn Phạm Nguyễn Hạnh Dung (học sinh Trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) bộc bạch: “Tham gia chương trình, em tự tin trò chuyện với các bạn Nhật, có thêm cơ hội tìm hiểu văn hóa nước Nhật. Nhân đây, em cũng đã giới thiệu tới các thầy cô, bè bạn đến từ Nhật Bản ngôi trường Trung học phổ thông Việt Đức với các hoạt động thể thao, học tập, ngoại khóa tuyệt vời”.
Mở rộng hợp tác
Bày tỏ cảm xúc trước những trải nghiệm mới mẻ, Honori Matsushima (một thành viên trong đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) chia sẻ: “Những ngày ở Việt Nam giao lưu với các bạn học sinh Hà Nội thật tuyệt vời. Đây là cơ hội quý để em hiểu về Hà Nội, những địa danh nổi tiếng như Văn Miếu, Hồ Gươm... Sau chuyến đi này em muốn sớm trở lại Việt Nam. Mọi người ở đây đều rất tốt với em”.
Tương tự, Mizuki Ishibashi (một thành viên khác trong đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) bày tỏ: “Em rất vui khi tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa tại Hà Nội trong những ngày qua. Em hy vọng các chương trình trao đổi giữa 2 nước sẽ tiếp tục mở rộng và liên tục hơn nữa để học sinh 2 Thành phố có cơ hội trở thành “sứ giả”, giới thiệu văn hóa đặc sắc nước mình với nước bạn”.
Cô giáo Nguyễn Bội Quỳnh (Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) cho hay, tại Trường Trung học phổ thông Việt Đức, các em học sinh được chú trọng đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật. Do vậy, việc tham gia những chương trình trao đổi như thế này sẽ giúp học sinh của trường có thêm cơ hội trau dồi, rèn luyện ngoại ngữ, đồng thời tạo cơ hội để các em trở thành những “sứ giả” giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội tới Nhật Bản nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung.
Ông Tomoyuki Mizoguchi (Trưởng đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) nhấn mạnh: “Đây là trải nghiệm quý giá của đoàn chúng tôi. Những trải nghiệm thực tế là bài học giá trị trên con đường trưởng thành của các học sinh. Kết thúc chuyến đi đầy ý nghĩa và kỷ niệm, đoàn sẽ quay trở lại Nhật Bản, chuẩn bị chương trình tiếp đón các bạn học sinh của Hà Nội vào tháng 10 tới đây”.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục đặc biệt có ý nghĩa với học sinh Hà Nội từ nhiều năm nay. Với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu, Hà Nội sẽ cùng các quốc gia khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Mỹ... tăng cường thực hiện các chương trình trao đổi nhằm nâng cao kiến thức và mở ra chân trời rộng mở cho các em. Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng chương trình này tại các trường ngoại thành Hà Nội, nhằm thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các vùng nông thôn và thành thị; tạo nhiều cơ hội giao lưu, học tập, tìm hiểu văn hóa cho học sinh ngoại thành…
Phạm Thảo

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C

Nhận định trận Valencia vs Getafe: Lợi thế nghiêng về “Bầy dơi”

Nhận định trận Lazio vs Juventus: Đại chiến sống còn cho tấm vé Champions League

Nhận định trận Southampton vs Man City: “Ngân hàng điểm” khó cản bước tiến của The Citizens

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

“Cha tôi, người ở lại” tập 36: Căng thẳng bùng nổ - Nguyên nổi giận với mẹ, An vỡ mộng tình thân
