
Mộ thuyền Châu Can và văn hóa Đông Sơn
19/05/2018 08:29
![]() | Đục thông vòm cầu Long Biên: Phục hồi nguyên trạng nét xưa |
![]() | Xem chia cá ăn Tết ở xứ Mường |
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam tại cuộc Tọa đàm "Các hình thức táng ở Việt Nam – Phần 2” diễn ra vừa qua, khu mộ Châu Can được khai quật từ năm 1974. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện một loại hình mộ táng với những quan tài bằng thân cây khoét rỗng loại nhỏ, trong đó có những di vật bằng đồng thau thuộc nền văn hóa Đông Sơn, đặc biệt phát hiện hai bộ xương cách đây hơn 2.000 năm ở tình trạng gần như vẫn còn nguyên vẹn.
Mộ thuyền chứa bộ xương của người đàn ông cao khoảng 1,65m, thể chất khỏe mạnh. Quan tài được chế tác từ thân cây gỗ bổ đôi, một nửa làm tấm thiên và một nửa làm tấm địa, bộ phận liên kết giữa tấm thiên và tấm địa là đinh chốt, mộng khớp, ở bốn góc quan tài có bốn tay khiêng, bên trong chôn theo nhiều hiện vật điển hình của văn hóa Đông Sơn như đồ gốm, đồ gỗ, tre và kim loại.
![]() |
Chủ nhân của Mộ thuyền Châu Can này là một cư dân văn hóa Đông Sơn (ảnh: Bảo Thoa) |
PGS.TS Nguyễn Lân Cường cũng cho biết, cách ngày nay khoảng 2.500 năm, ở Việt Nam có hai táng thức đặc trưng nhất là mộ thân cây khoét rỗng hình thuyền của cư dân văn hóa Đông Sơn và mộ chum trong văn hóa Sa Huỳnh. Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện gần 30 di tích có quan tài hình thuyền thuộc văn hóa Đông Sơn, nổi tiếng nhất là khu mộ Việt Khê (Hải Phòng) và Châu Can (Hà Tây). Ở thời Đông Sơn, hình thức hung táng cũng được một số tộc người sử dụng khá nhiều, tuy nhiên chỉ những người có điều kiện mới có thể được chôn cất theo hình thức đó.
Thời kỳ đó, những người cổ họ thường sinh sống ở các cửa hang, khi có người chết họ sẽ trói lại trong tư thế ngồi hoặc nằm co bó gối, xác chết sẽ được đưa vào phía sâu trong hang để họ vẫn có thể được gần người thân. Sau vài năm, thịt da tiêu hết, người thân sẽ thu lấy xương cốt cho vào trong trống đồng để chôn cất. Các nhà khảo cổ học đã đào tìm được những chiếc trống đồng bên trong có chứa sọ người hay các bộ phận xương cốt khác.
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) đang trưng bày “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” giới thiệu gần 300 hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18). Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, khảo cổ học Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, từ những phát hiện nhỏ lẻ của các học giả phương Tây về các nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình, Bắc Sơn… và bước đầu nghiên cứu các nền văn hóa thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo.. Sau năm 1954, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện và nghiên cứu nhiều nền văn hóa thuộc các giai đoạn khác nhau, lấp được những “khoảng trống” trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đóng góp nguồn tư liệu quan trọng làm sáng tỏ cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trưng bày “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” đã tổ chức thành công tại Đức (từ 2016 - 2/2018), thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng Đức, giúp người dân Đức và châu Âu hiểu biết hơn về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam thông qua các tài liệu, hiện vật. |
Ở thời Hậu Lê, loại hình mộ táng khá phổ biến. Mộ hợp chất có đặc điểm là quách hợp chất ở bên ngoài, loại hợp chất được làm từ vôi, cát, mật, vỏ nhuyễn thể, nước cây niệt dó trộn lẫn thành chất hồ liên kết với nhau, khiến nước ở bên ngoài không thấm vào mộ được. Mộ tìm thấy ở cánh đồng đào Nhật Tân là một ví dụ điển hình cho hình thức mộ táng. Đây là ngôi mộ có niên đại vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn – thuộc nửa cuối thế kỷ 18. Thi hài tìm thấy trong mộ là một người đàn ông khoảng 62 tuổi, cao 1,62m. Khi mới khai quật, thi hài còn được bảo quản tốt, các khớp mềm, tóc dài, áo dài nhiều lớp nút cài ngang sườn, mũi nhọn vểnh lên, mặc 23 chiếc áo và 2 cái quần...Tất cả mọi thứ trong mộ hầu như còn giữ được sự nguyên vẹn.
Các hình thức táng của cư dân thời cổ không chỉ cung cấp một số lượng phong phú các di vật được người xưa chôn cất theo, điều quan trọng hơn nữa là qua các hình thức mai táng và các đồ vật tùy táng, chúng ta có thể nghiên cứu được trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, nguồn gốc tộc người... của cư dân thời cổ.
“Táng là biện pháp xử lý thi hài người sau khi chết. Mỗi một nền văn hóa, mỗi dân tộc trên thế giới đều có những phương thức táng khác nhau, thể hiện nét đặc trưng văn hóa cũng như đặc điểm riêng biệt của mỗi vùng đất, dân tộc và con người. Thông qua hình thức mai táng và các đồ vật tuỳ táng, chúng ta có thể nghiên cứu được trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, nguồn gốc tộc người, đặc trưng văn hoá... của cư dân thời cổ”, PGS. TS Nguyễn Lân Cường cho biết.
TS. Nguyễn Anh Thư, Giảng viên Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, đặc trưng đồ tùy táng trong mộ thuyền Châu Can là một số loại hình mộ nồi, mộ vò gốm, mộ thạp đồng, mộ trống đồng trong văn hóa Đông Sơn. Đồ tùy táng chôn trong mộ bao gồm đồ gốm, đồ gỗ, tre và kim loại. Có thể nói, số lượng đồ tùy táng trong khu mộ Châu Can không nhiều về số lượng nhưng lại rất hiếm về loại hình.
Đáng chú ý nhất là những dụng cụ lao động bằng tre, gỗ như “dụng cụ xới đất” và những chiếc rìu xéo lắp vào chiếc cán gỗ độc đáo, trong đó một đầu cán rìu được đẽo gọt theo dáng dấp của hình đầu chim trên trống đồng, chiếc lao với cán tre còn nguyên dạng, cột tre còn giữ được màu vàng rơm, chiếc cán dáo làm bằng một đoạn ngọn tre và một chiếc muôi làm bằng một phần ống nứa. Mộ thuyền Châu Can được giới khoa học đánh giá là một minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.300 năm.
Bảo Thoa

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
