--> -->
Dòng sự kiện:
Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Một số điểm chưa nhận được sự đồng thuận

15/07/2018 15:59

Chia sẻ
Tại phiên họp lần thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UB TVQH), các thành viên đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Các thành viên UB TVQH cho rằng: xử lý tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc quy định như trong dự thảo chưa thuyết phục cả về cơ sở pháp lý và thực tiễn...

Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến UB TVQH về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, dự thảo lần này về cơ bản đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và các cơ quan hữu quan.

tin nhap 20180715154504 Nâng cao chất lượng các nội dung trình Quốc hội
tin nhap 20180715154504 6 tháng cuối năm quản lý chặt giá một số mặt hàng
tin nhap 20180715154504 Khai mạc phiên họp thứ 25 của UBTVQH

Tại phiên họp, các thành viên UB TVQH và các đại biểu tham dự tập trung thảo luận vào một số nội dung đang còn có những ý kiến khác nhau của dự án Luật như Điều 32 về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập; Điều 37 về đối tượng kê khai tài sản và vấn đề xử lý tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thu nhập.

Về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn khi giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương.

Cho rằng dù phương án này khắc phục một bước việc tổ chức dàn trải nhiều đầu mối, tăng cường hơn tính tập trung nhưng thiếu tính khách quan, vì đơn vị nào sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ thanh tra.

Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, nhiều đại biểu đồng tình với việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai nhằm cơ bản đáp ứng yêu cầu tập trung kiểm soát tài sản, thu nhập của những người công tác tại các vị trí có nguy cơ tham nhũng cao, qua đó tăng cường hơn hiệu lực, hiệu quả của các biện pháp này trong phòng chống tham nhũng.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Mai Bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng cần làm rõ thế nào là kê khai trung thực và kê khai không trung thực, bởi lẽ giá trị tài sản ở mỗi thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau.

Vậy kê khai vào thời điểm nài mới là trung thực thì cũng cần phải quy định rõ. Ngoài ra, có ý kiến lo ngại việc kê khai khống tài sản nhằm mục đích đầu cơ.

Đối với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, một số ý kiến tán thành với dự án Luật thu thuế thu nhập cá nhân đối với những trường hợp này.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng quy định như trong dự thảo là chưa thuyết phục cả về cơ sở pháp lý và thực tiễn. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng để có căn cứ cho việc xử lý thì trong giải thích từ ngữ của dự thảo Luật nên giải thích rõ về tài sản tăng thêm và cần có mốc cụ thể để so sánh thời điểm tăng thêm là khi nào?

Quy định về mức thuế suất áp dụng đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc là 45%. Hầu hết các thành viên UB TVQH không đồng tình quy định về mức thuế suất này, cho rằng không có cơ sở.

Một số đại biểu đề xuất, đã là tài sản không chứng minh được nguồn gốc thì đã là không trung thực trong kê khai trước hết cần xử lý kỷ luật sau đó chuyển qua các có thẩm quyền tiếp tục xử lý.

tin nhap 20180715154504
Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu phát biểu kết luận tại phiên họp (ảnh: Quochoi.vn)

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu và lấy ý kiến qua các kỳ họp Quốc hội.

Tuy nhiên, dự án luật vẫn còn một số điểm chưa nhận được sự đồng thuận, nhất là vấn đề xử lý tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc quy định như trong dự thảo chưa thuyết phục cả về cơ sở pháp lý và thực tiễn. Việc đánh thuế 45% đối với tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc cũng chưa có cơ sở thuyết phục.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh. Một số vấn đề trong dự thảo Luật còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất. Về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan soạn thảo tiếp tục chỉnh lý theo phương án 2 như trong dự thảo vì phương án này vừa tập trung vừa phân cấp, phân công trong hệ thống chính trị, qua đó kiểm soát thu nhập.

Tuy nhiên, vấn đề cơ quan nào kiểm soát tài sản thu nhập của Thanh tra, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.. thì cần phải quy định cụ thể hơn. Đối với vấn đề xử lý tài sản thu nhập không giải trình được nguồn gốc mà đánh thuế suất 45% trong dự thảo là chưa thuyết phục, bởi lẽ không nhà nước nào quy định thu thuế của tài sản bất hợp pháp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị đề nghị, sau Phiên họp thứ 25, Ủy ban Tư pháp tiếp tục tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, tiếp tục xin ý kiến của các cơ quan trong Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng và các cơ quan liên quan để làm căn cứ tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật

H.Duy

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm