--> -->
Dòng sự kiện:

Mùng 3 Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người

31/01/2025 19:16

Chia sẻ
Chiều 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người, bị thương 52 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 18 vụ, giảm 2 người chết, giảm 11 người bị thương.
Trong 6 ngày Tết cả nước xảy ra 308 vụ tai nạn giao thông, giảm 189 vụ so với cùng kỳ Nguyên nhân vụ tai nạn làm 7 người chết trên quốc lộ 21 chiều 30/1

Theo Cục CSGT, trong số 56 vụ tai nạn giao thông, đường bộ xảy ra 55 vụ, làm chết 32 người, bị thương 52 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 18 vụ, giảm 14 người bị thương, số người chết không tăng không giảm.

Trên đường sắt xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người, bị thương 0 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 1 người chết; số vụ tai nạn và số người bị thương không tăng không giảm. Trên đường thủy ghi nhận không xảy ra tai nạn, so với cùng kỳ năm 2024 không tăng, không giảm.

Cũng trong ngày nghỉ Tết thứ 7, lực lượng CSGT đường bộ đã kiểm tra, xử lý 4.814 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; tạm giữ 62 xe ôtô, 2.222 xe mô tô, 34 phương tiện khác, tước 283 giấy phép lái xe.

Trong đó vi phạm nồng độ cồn 2.012 trường hợp, vi phạm về tốc độ 974 trường hợp; chở hàng quá tải trọng 4 trường hợp, chở quá số người quy định 27 trường hợp, vi phạm ma túy 8 trường hợp.

Trong đó các đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT lập biên bản 21 trường hợp, tạm giữ 1 phương tiện.

Mùng 3 Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người
CSGT xử lý trường hợp vi phạm.

Về ùn tắc giao thông, tại Hà Nội và các địa phương giáp ranh: Tình hình trật tự an toàn giao thông trong ngày được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Trên một số tuyến như Vành đai 3, Vành đai 2, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và một số tuyến trục chính xuyên tâm thành phố dẫn ra cửa ngõ Thủ đô nhập vào các tuyến cao tốc, quốc lộ: lưu lượng phương tiện tăng, các phương tiện di chuyển chậm, không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.

Khu vực nội thành Hà Nội: lưu lượng phương tiện tăng tại một số tuyến đường có địa điểm du xuân, giải trí, đền, chùa; đôi lúc các phương tiện di chuyển chậm nhưng không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh: Tình hình giao thông trong địa bàn Thành phố có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông bình thường, di chuyển ổn định; Tại cầu Rạch Miễu, lưu lượng phương tiện tăng đột biến do người dân đi du xuân, các phương tiện di chuyển chậm.

Lực lượng CSGT của 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng, không để xảy ra ùn tắc giao thông; Trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng, phương tiện di chuyển chậm, không xảy ra ùn tắc giao thông.

Tuyến Quốc lộ 1 phương tiện tham gia giao thông tăng, phương tiện di chuyển ổn định, không xảy ra ùn tắc giao thông. Lực lượng CSGT Công an Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện phối hợp điều tiết giao thông; không để xảy ra ùn tắc giao thông.

Minh Phương

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm