--> -->
Dòng sự kiện:

“Nắn” dòng nước thải sau xử lý để bổ cập nước cho sông Tô Lịch

06/03/2025 20:00

Chia sẻ
Cùng với việc nghiên cứu phương án lấy nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch, Hà Nội cũng đang khẩn trương hoàn thiện phương án sử dụng nước thải đã qua xử lý để bổ cập nước cho hồ Tây từ đó dẫn nước vào sông Tô Lịch. Đây là biện pháp “lưỡng toàn” nhằm cải thiện môi trường nước trong khu vực.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, động viên công nhân tại hiện trường nạo vét sông Tô Lịch Công nhân làm việc xuyên đêm để “hồi sinh” sông Tô Lịch Nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch

Giải pháp “lưỡng toàn”

HĐND quận Tây Hồ vừa điều chỉnh, cập nhật danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2025 đối với 2 dự án mới là bổ cập nước hồ Tây từ nhà máy xử lý nước thải hồ Tây về hồ Sen và khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng nước, hệ sinh thái hồ và giải pháp nâng cao chất lượng nước bảo tồn sinh thái hồ Tây. Đây là 2 dự án rất quan trọng, mang tính đột phá để cải tạo môi trường nước và hệ sinh thái hồ Tây, tạo cảnh quan môi trường khu vực. Dự án hoàn thành trong tháng 8 với kinh phí gần 115 tỷ đồng.

“Nắn” dòng nước thải sau xử lý để bổ cập nước cho sông Tô Lịch
Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây có công suất thiết kế khoảng 15.000m3/ngày, với công suất tối đa lên đến 22.800m3/ngày vào mùa khô và 32.640m3/ngày vào mùa mưa.

Cụ thể, quận Tây Hồ đang xây dựng phương án tận dụng nguồn nước thải sau xử lý từ Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây, nguồn nước thải khổng lồ, dồi dào này sau xử lý… sẽ được đưa qua hồ trung gian là hồ Sen trước khi chảy vào hồ Tây. Sau đó, tùy theo mực nước hồ Tây, nước sẽ được điều tiết để bổ cập cho sông Tô Lịch.

Đại diện Ban Quản lý hồ Tây cho hay, hiện nay, mỗi ngày các hộ dân, hộ kinh doanh xung quanh hồ Tây thải ra môi trường hàng chục ngàn mét khối nước thải sinh hoạt. Trong đó, khoảng 13.000m3 được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để xử lý theo quy định. Tại đây, với quy trình xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính theo mẻ, nước thải sẽ đạt các tiêu chuẩn của cột A trước khi được đưa ra sông Nhuệ thông qua cửa xả B Xuân La.

Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ hồi sinh sông Tô Lịch, cải thiện môi trường trong khu vực, quận Tây Hồ và các đơn vị chức năng đã và đang xây dựng phương án “nắn” dòng nước thải sau xử lý của Nhà máy nước thải hồ Tây.

“Nắn” dòng nước thải sau xử lý để bổ cập nước cho sông Tô Lịch
Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây hiện đang sử dụng công nghệ bùn hoạt tính theo mẻ.

Như vậy, thay vì chảy ra sông Nhuệ, lượng nước này sẽ được kết nối, lưu chứa tạm tại hồ Sen - khu vực đối diện Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây. Tại đây, nước thải sau xử lý sẽ được lưu chứa, quan trắc, theo dõi thường xuyên… nhằm đảm bảo chất lượng nước trong hồ chứa tương đồng với hồ Tây. Tiếp đó, tùy theo mực nước hồ Tây (mùa khô đạt 5,2m, mùa mưa đạt 5,7m - PV), nước sẽ được điều tiết để bổ cập cho sông Tô Lịch.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Theo ông Nguyễn Hưng Quốc, Phó Giám đốc Thường trực Ban Quản lý hồ Tây cho biết, để thực hiện dự án, đơn vị đã kiến nghị các đơn vị chức năng bàn giao lại hồ Sen. Đây là khu vực đang được cho thuê khai thác mặt nước để trồng sen để cải tạo thành khu vực lưu chứa nước thải sau xử lý - nơi lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi chất lượng nước trước khi bổ cập vào hồ Tây. Cùng với đó, đơn vị sẽ tiến hành nạo vét bùn, kè bờ, xây dựng các tuyến ống dẫn từ Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây đến hồ Sen rồi vào hồ Tây để đảm bảo việc vận hành an toàn, đảm bảo các quy định đề ra.

“Nắn” dòng nước thải sau xử lý để bổ cập nước cho sông Tô Lịch
Nước thải sẽ đạt các tiêu chuẩn của cột A trước khi được đưa ra sông Nhuệ thông qua cửa xả B Xuân La.

Ông Nguyễn Hưng Quốc thông tin thêm, theo báo cáo Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây hiện có công xuất hoạt động 22.800m3/ngày đêm vào mùa khô và 32.640m3/ngày đêm vào mùa mưa. Nhưng hiện nay, lượng nước mà nhà máy tiếp nhận, xử lý mới chỉ đạt khoảng 13.000m3/ngày đêm. Do đó, trong thời gian tới, quận Tây Hồ tiếp tục rà soát, đấu nối các hệ thống thoát nước khác về Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để đảm bảo việc xử lý nước thải, tạo nguồn “nguyên liệu” bổ cập nước cho hồ Tây, đẩy nhanh tiến độ hồi sinh sông Tô Lịch.

Đồng tình với phương án này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường khẳng định, dùng nước thải sau xử lý để hồi sinh sông Tô Lịch là biện pháp rất đáng hoan nghênh, cầm sớm được triển khai thực hiện. Theo lý giải của các chuyên gia, việc tận dụng nguồn nước thải sau xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt - vấn đề hồi sinh sông Tô Lịch mà còn tận dụng, khai thác triệt để tài nguyên nước, điều mà từ trước đến nay vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả.

“Nắn” dòng nước thải sau xử lý để bổ cập nước cho sông Tô Lịch
Công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội đang khẩn trương tiến hành nạo vét bùn sông Tô Lịch.

Được biết, hiện Sở Xây dựng cũng đang lên kế hoạch để xử lý 80 miệng cống còn lại quanh khu vực sông Tô Lịch. Song song với đó, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng đang khẩn trương tiến hành nạo vét lòng sông Tô Lịch theo kế hoạch thoát nước mùa mưa năm 2025, nhiệm vụ này cũng có tiến độ ho

Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây có công suất thiết kế khoảng 15.000m3/ngày, với công suất tối đa lên đến 22.800m3/ngày vào mùa khô và 32.640m3/ngày vào mùa mưa. Mỗi ngày có khoảng 13.000m3 nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính dạng mẻ (SBR). Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột A và hiện đang được xả ra sông Nhuệ qua cửa xả B Xuân La.
Tuấn Dũng

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm