
Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền lợi của lao động nữ
26/11/2021 12:42
Chăm lo, bảo vệ lao động nữ
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố Đặng Thị Phương Hoa cho biết, hiện nay, LĐLĐ Thành phố đang quản lý 9.299 Công đoàn cơ sở (CĐCS) với tổng số 628.969 đoàn viên, trong đó có 352.222 nữ đoàn viên (chiếm tỷ lệ 56%). Trong những năm qua, các cấp Công đoàn Thành phố xác định công tác phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ là nhiệm vụ quan trọng, thông qua các hoạt động cụ thể sau:
Các cấp Công đoàn Thành phố tham gia với cơ quan chức năng xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ; tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến lao động nữ; tham mưu, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định của pháp luật cho lao động nữ; phối hợp tham gia sắp xếp lao động hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe và hoàn cảnh gia đình lao động nữ. Vận động chủ doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí lắp đặt 116 phòng vắt trữ sữa hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc.
![]() |
Bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội khóa XVI tham luận tại Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Hà Nội lần thú XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 |
Hướng dẫn, chỉ đạo CĐCS xây dựng nội dung, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đã có 60% doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ký được Thỏa ước lao động tập thể, làm cơ sở để Công đoàn đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân lao động (CNLĐ); 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị cán bộ công chức viên chức; 66% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động; 82,04% đơn vị xây dựng được Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Đã phối hợp tổ chức đối thoại giữa Công đoàn - Người sử dụng lao động - Người lao động để nắm tình hình tư tưởng, giải quyết những kiến nghị, những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đoàn viên, người lao động.
Hàng năm, LĐLĐ Thành phố đều phối hợp với Ủy ban nhân dân và các Sở, ban, ngành Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại, lắng nghe và giải quyết các kiến nghị của CNLĐ, cán bộ CĐCS và chủ sử dụng lao động tại các khu công nghiệp và khu chế xuất; phối hợp Hội LHPN Thành phố lấy ý kiến, kiến nghị của nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) để tổng hợp, đề xuất, kiến nghị tại các buổi đối thoại giữa Bí thư Thành ủy với đại biểu Phụ nữ Thủ đô.
Chủ động phối hợp ký chương trình phối hợp với Ủy ban nhân dân và các ngành chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội và Luật Công đoàn, việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động và chính sách đối với lao động nữ; phối hợp giải quyết kịp thời các cuộc tranh chấp lao động; qua kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm, bảo vệ quyền lợi cho hàng nghìn lao động.
Các cấp Công đoàn Thành phố đã tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ, trợ cấp cho CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ xây dựng nhà ở “Mái ấm Công đoàn”; tổ chức các chuyến xe miễn phí đưa hàng chục nghìn CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết... với số tiền hàng chục tỷ đồng. Chương trình “Tết Sum vầy” với “Phiên chợ 0 đồng” được tổ chức đồng loạt, từ Thành phố đến cơ sở, phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Công đoàn, cùng sự chung tay của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động trong công tác chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình “Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động”. Đã ký 194 bản thỏa thuận hợp tác, 72.849 đoàn viên, người lao động được hưởng lợi, với số tiền gần 20 tỷ đồng. Giải ngân, tạo điều kiện cho hơn 10 nghìn lượt nữ CNVCLĐ được vay vốn với số tiền trên 100 tỷ đồng, mức thu nhập tăng thêm gần 1 triệu đồng/người/tháng.
Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của nữ đoàn viên, người lao động, LĐLĐ Thành phố đã trích từ nguồn kinh phí Công đoàn và nguồn xã hội hóa hơn 100 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động và ủng hộ Qũy phòng, chống Covid-19; đã thành lập “Tổ ứng phó khẩn cấp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng Covid-19”; tổ chức “Xe buýt Siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng” vận chuyển các túi quà “An sinh Công đoàn cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở các khu nhà trọ, các doanh nghiệp bị ngừng việc do dịch bệnh Covid-19...
LĐLĐ Thành phố duy trì mô hình “Sức khỏe của bạn” với các hoạt động truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư vấn, khám sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho gần 4 nghìn nữ CNLĐ khu công nghiệp và chế xuất. Có hàng trăm nghìn nữ CNVCLĐ được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí. LĐLĐ Thành phố phối hợp chỉ đạo tổ chức truyền thông và tầm soát phát hiện ung thư sớm cho hơn 12.000 nữ CNVCLĐ, phối hợp trong công tác truyền thông dân số/KHHGĐ cho gần hơn 9 nghìn nữ CNVCLĐ.
![]() |
Cần đẩy mạnh các mô hình chăm lo hiệu quả cho lao động nữ. (Ảnh minh họa: Quang Linh) |
Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình phối hợp, hàng năm, các cấp Công đoàn và Hội LHPN Thành phố đã phối hợp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật; nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới; tuyên truyền 4 phẩm chất đạo đức gắn với chuẩn mực phụ nữ Thủ đô. Phối hợp cung cấp tài liệu hỗ trợ công tác tuyên truyền như: cuốn thông tin 8/3, 20/10, tài liệu sinh hoạt hội viên định kỳ, sổ tay công tác nữ công, sổ tay kiến thức về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, tờ gấp về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho nữ CNVCLĐ.
“Có thể nói, các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ đã trở thành hoạt động trọng tâm, thường xuyên của các cấp Công đoàn Thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: một số nơi việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho lao động nữ còn hạn chế, chưa được thực hiện thường xuyên. Nhiều chính sách có lợi hơn quy định của pháp luật cho lao động nữ mới chỉ dừng lại là quy định của doanh nghiệp chưa được đưa vào thành một nội dung trong Thỏa ước lao động tập thể. Có đơn vị việc tăng cường các kiến thức pháp luật, kỹ năng sống cho lao động nữ còn hạn chế…”, bà Đặng Thị Phương Hoa cho biết.
Đẩy mạnh các mô hình chăm lo hiệu quả
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng đề xuất 4 giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ trong thời gian tới. Đó là:
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phối hợp hoạt động giữa LĐLĐ với Ủy ban nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể, Hội LHPN Thành phố... Đẩy mạnh công tác phối hợp tổ chức thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; phản biện xã hội; giải quyết kịp thời những bức xúc, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, người lao động; kiên quyết đề nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật lao động, Luật Công đoàn.
Nâng cao chất lượng hoạt động chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động; thực hiện đồng bộ giữa trách nhiệm và thụ hưởng; gắn kết chặt chẽ hơn giữa đoàn viên và tổ chức Công đoàn. Đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình chăm lo hiệu quả lợi ích thiết thực đoàn viên Công đoàn. Tổ chức thăm hỏi gia đình nữ CNVCLĐ và con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ học bổng con CNVCLĐ vượt khó học giỏi...
Các cấp Công đoàn và Hội LHPN Thành phố phối hợp trong việc giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách lao động nữ; tuyên truyền, giáo dục, vận động nữ CNVCLĐ thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, chuyên môn. Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ, tạo môi trường để nữ CNVCLĐ phấn đấu rèn luyện chuẩn mực Phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch”. Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hỗ trợ nữ CNVCLĐ nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
Tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp của chính quyền cùng cấp đối với hoạt động Công đoàn nói chung và công tác nữ công nói riêng. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng Ban Nữ công quần chúng tại cơ sở. Quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng giới thiệu cán bộ nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ năng lực tham gia cấp ủy, chính quyền và bộ máy lãnh đạo Công đoàn các cấp, phấn đấu đạt mục tiêu bình đẳng giới.
Bảo Thoa

Giá vàng hôm nay (12/5): Ổn định ở cả trong nước và thế giới

LĐLĐ quận Hà Đông triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Venezia vs Fiorentina: Cuộc chiến sinh tử vì những mục tiêu trái ngược

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/5: Ngày nắng, đêm không mưa

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

LĐLĐ quận Hà Đông triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Công đoàn tích cực lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên phấn khởi hòa theo giai điệu "Hát cho công nhân nghe"

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn
