--> -->
Dòng sự kiện:

Ngành GD&ĐT Hà Nội gặp mặt, tri ân các nhà giáo từng tham gia chiến trường

28/04/2025 17:23

Chia sẻ
Ngày 28/4, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các nhà giáo tham gia chiến trường B, C, K và nhà giáo đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
“Vang mãi khúc khải hoàn” - Bản hùng ca về lòng tự hào dân tộc Tự hào quá Việt Nam ơi! Trường học Hà Nội sôi nổi tổ chức các hoạt động hướng về ngày 30/4

Theo đó, ngành GD&ĐT Hà Nội tổ chức gặp mặt 105 nhà giáo, đại diện cho các nhà giáo đã tham gia kháng chiến. Hầu hết các nhà giáo đều đã cao tuổi, trong đó người ít tuổi nhất đã trên 70 và người cao tuổi nhất là Đại tá, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh, hiện đã 92 tuổi.

Tự hào truyền thống, tiếp sức thi đua dạy tốt - học tốt
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương tặng quà tri ân các nhà giáo đã tham gia kháng chiến.

Buổi gặp mặt gây ấn tượng đặc biệt với phần chia sẻ của các nhà giáo - những người đã xếp bút nghiên, dành cả tuổi thanh xuân ra chiến trường chiến đấu. Đó là chia sẻ của nhà giáo Nguyễn Văn Hòa (Chủ tịch Hội đồng trường Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy) - người đã có 14 năm trong quân ngũ, trong đó 10 năm ở chiến trường miền Nam.

Kể lại sự khốc liệt của chiến tranh, về những đau thương của việc mất đi đồng đội, cũng như tinh thần anh dũng của người lính, nhà giáo Nguyễn Văn Hòa chia sẻ, dù trong hoàn cảnh nào, những người lính - nhà giáo Hà Nội luôn nhớ về Hà Nội với quyết tâm chiến đấu anh dũng, mong ngày trở về. Vì thế, khi trở về Hà Nội, bản thân ông đã làm đủ nghề như tráng bánh đa, đóng gạch, dạy bổ túc văn hóa… để tăng thu nhập cho gia đình và gắn bó với nghề giáo.

Từng giảng dạy trực tiếp ở chiến trường B, nhà giáo Nguyễn Thị Tiệp (Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng) cho biết, trước khi đi chiến trường B, bà dạy ở Trường Tiểu học Phương Đình (huyện Đan Phượng). Với quyết tâm “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, năm 1973, cùng nhiều đồng nghiệp, bà lên đường nhận nhiệm vụ. “Dù trải qua những năm tháng đầy khốc liệt, gian truân nhưng tôi rất tự hào mình đã góp một phần công sức bé nhỏ vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, nhà giáo Nguyễn Thị Tiệp bày tỏ.

Chủ tịch Hội Cựu giáo chức thành phố Hà Nội Nguyễn Viết Cẩn nhận định, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc có lực lượng đông đảo nhà giáo Hà Nội. Hàng nghìn thầy cô giáo với truyền thống yêu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã sẵn sàng rời xa mái trường thân yêu, xa gia đình, xếp bút nghiên lên đường ra chiến trường. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Cựu giáo chức Thành phố, có gần 1.500 nhà giáo Hà Nội tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại các chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia (B, C, K); trong đó có hơn 200 nhà giáo đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Tự hào truyền thống, tiếp sức thi đua dạy tốt - học tốt
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội tặng quà tri ân các nhà giáo đã tham gia kháng chiến.

Ngoài ra, Hà Nội còn một lực lượng nữa là nhà giáo theo điều động của Bộ GD&ĐT vào làm công tác giáo dục trong miền Nam, đặt nền móng nền giáo dục cách mạng ngay trong vùng địch hậu. Lực lượng này đã có mặt trên khắp các chiến trường B, C, K. Từ tháng 5/1961 đến tháng 12/1974, Bộ GD&ĐT đã cử 31 đoàn giáo viên từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam với tổng số 2.752 người, trong số này có 101 thầy cô giáo là giáo viên của Hà Nội.

Trở về sau chiến thắng, nhiều thầy cô giáo tiếp tục với sự nghiệp “trồng người”. Dù ở cương vị nào, các nhà giáo - chiến sĩ Thủ đô vẫn luôn tâm huyết, cống hiến, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Nhiều thầy cô giáo tiếp tục vượt qua khó khăn, chiến đấu với bệnh tật, di chứng chiến tranh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của ngành GD&ĐT Thủ đô.

Bày tỏ sự tri ân, biết ơn đối với những đóng góp to lớn của các cựu giáo chức, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chia sẻ: “Điều thật đáng trân quý ở các nhà giáo Hà Nội, khi hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của người chiến sĩ, từ chiến trường khói lửa, trở lại nhà trường mang theo cả những bài học từ chiến trường để dạy cho học sinh về giá trị của hòa bình, độc lập, tự do. Chính sự hy sinh và tinh thần chiến đấu kiên cường của những người thầy đã góp phần hun đúc nên truyền thống giáo dục yêu nước, trở thành niềm tự hào không thể phai mờ trong lịch sử ngành GD&ĐT Thủ đô. Sau khi được nghỉ chế độ, các nhà giáo vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, tham gia cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và có nhiều đóng góp tích cực".

Điểm lại sự phát triển về quy mô và chất lượng giáo dục Thủ đô những năm vừa qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh, thành tích của ngành GD&ĐT Hà Nội hiện nay có sự hy sinh, đóng góp công sức, tâm sức của nhiều thế hệ nhà giáo, đặc biệt là thế hệ các nhà giáo lão thành thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh hôm nay sẽ tiếp tục sự nghiệp của các nhà giáo đi trước, luôn ghi nhớ và quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù có khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”.

Thảo Nguyên

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm