
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
30/01/2025 06:38
Phong tục trong Tết Đoan Ngọ của người Việt Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà? |
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, ngày tất niên 30 Tết, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ và cơm cúng để đón ông bà, tổ tiên về sum vầy cùng con cháu.
Trong ba ngày đầu năm mới, bàn thờ tổ tiên được trang hoàng với các loại trái cây, bánh kẹo và các vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh. Sau đó, gia đình sẽ dâng mâm cơm tươm tất để tiễn ông bà, tổ tiên về. Đây là nghi lễ hóa vàng hay lễ tạ năm mới, thể hiện lòng biết ơn và giữ gìn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
|
Để lễ hóa vàng được diễn ra thuận lợi và trọn vẹn ý nghĩa, gia đình cần chú ý đến một số điểm quan trọng.
Lựa chọn ngày giờ thích hợp: Hãy ưu tiên chọn ngày và giờ phù hợp với tuổi gia chủ, đồng thời chọn thời điểm thời tiết thuận lợi để tổ chức nghi lễ. Điều này không chỉ mang lại ý nghĩa phong thủy mà còn giúp cúng lễ được diễn ra thuận tiện hơn.
Chuẩn bị lễ vật đầy đủ: Các vật phẩm cần thiết như vàng mã, hoa quả, hương, nến… cần được chuẩn bị tỉ mỉ, đúng phong tục để thể hiện lòng thành kính của gia chủ.
Thực hiện nghi lễ với tấm lòng thành: Khi làm lễ hóa vàng, gia chủ cần thành tâm cầu nguyện và thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên, giúp nghi thức này thêm phần ý nghĩa.
Thông thường, nghi lễ hóa vàng được thực hiện sau khi kết thúc những ngày Tết chính, vào khoảng mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, có 2 ngày đẹp để thực hiện lễ hoá vàng là ngày mùng 3 Tết (ngày 2/2/2025) và ngày mùng 5 Tết (ngày 4/2/2025). Đây là hai ngày phù hợp để thực hiện nghi lễ hoá vàng. Gia chủ có thể lựa chọn một trong hai ngày, miễn sao tiện với lịch trình của gia đình.
Việc chọn giờ tốt để hoá vàng cũng là điều các gia đình cần quan tâm. Một số khung giờ tốt để làm lễ hoá vàng, các gia đình có thể tham khảo:
Giờ Thìn (7h-9h): Thuận lợi cho các hoạt động mang năng lượng tích cực.
Giờ Ngọ (11h-13h): Giờ đẹp giúp gia tăng tài lộc cho năm mới.
Giờ Mùi (13h-15h): Khung giờ kết nối linh thiêng trong gia đình.
Theo quan niệm dân gian, việc hoá vàng là nghi thức tiễn đưa tổ tiên ngược về trời, sau những ngày các cụ về nhà đón Tết cùng con cháu. Hoá vàng cũng là cách thể hiện lòng biết ơn của gia đình đối với thần linh, tổ tiên, những người đã phù hộ độ trì cho cả nhà trong suốt cả một năm qua. Khi hoá vàng, gia chủ sẽ gửi gắm những điều ước nguyện cho năm mới may mắn, vạn sự hanh thông, làm ăn phát đạt.
T.An (t/h)

Đánh sập sàn ngoại hối Verbo Capital lừa đảo hơn 4.000 người

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C

Nhận định trận Valencia vs Getafe: Lợi thế nghiêng về “Bầy dơi”

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Lòng Chát tại 18 Trần Thái Tông

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

70 năm đấy vẫn bao nhiêu tình

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An nắng nóng gay gắt

Hướng tới công an xã được tiến hành điều tra vụ án hình sự

Xử phạt biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo do vi phạm về quảng cáo
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Nhận định Chelsea vs Djurgarden: Thủ tục tại Stamford Bridge trước ngưỡng cửa chung kết
