--> -->
Dòng sự kiện:

Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch

30/12/2021 15:27

Chia sẻ
Những năm trước, khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19, nhiều nghệ nhân Tò he ngoài việc duy trì nghề truyền thống của cha ông, tạo ra các sản phẩm đẹp, lạ thì còn trình diễn trực tiếp và bán hàng cho du khách tại các khu vui chơi giải trí, danh thắng, lễ hội nhưng do ảnh hưởng của đại dịch nên nhiều nghệ nhân Tò he đã chuyển mình bằng cách sáng tạo ra đất nặn có thể lưu giữ được 2 – 3 năm.
Tò he - đồ chơi đậm nét văn hóa dân gian Tò he nét đẹp xưa

Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn Tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, Tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá...

Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch
Nghệ nhân ưu tú Tò he Nguyễn Văn Thành

Một số vùng, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “Tò te” thế nên có lẽ người ta gọi là “Tò te”, sau này nói trại thành “Tò he”.

Hà Nội có một làng nghề thủ công lâu đời, rất độc đáo đó là nghề nặn Tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Tính đến nay, làng nghề nặn Tò he Xuân La đã được gần 300 năm tuổi. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Đã có những khi, Tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống… Nhưng cuối cùng, Tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt.

Vào đầu năm tháng 1 – 2 – 3 các địa phương tổ chức lễ hội, nhiều nghệ nhân Tò he đã tham gia trình diễn rồi quảng bá, giới thiệu hình ảnh Tò he đến du khách, bán hàng cho du khách. Hết lễ hội, các nghệ nhân lại về các khu vui chơi giải trí, danh thắng ở các tỉnh thành để trình diễn, quảng bá Tò he đến du khách vào các ngày thường cũng như cuối tuần. Đặc biệt, từ khi tuyến phố đi bộ mở cửa, được sự quan tâm của UBND quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, đã có 20 nghệ nhân lên tuyến phố đi bộ trình diễn, quảng bá văn hóa phục vụ du khách và hướng dẫn dạy nặn cho trẻ em, du khách có nhu cầu trải nghiệm. Bên cạnh đó, cũng có một số nghệ nhân đã đưa môn Tò he vào học đường, truyền dạy trực tiếp cho các em nhỏ ở tại các trường. Kết hợp với các trường mầm non đưa môn Tò he vào thành môn học tạo hình nghệ thuật Tò he, giúp các em tiếp cận đồ chơi truyền thống bên cạnh đồ chơi hiện đại ngày nay.

Hai năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nghệ nhân ở làng Xuân La gặp rất nhiều khó khăn, không có thu nhập, nhiều người đã phải chuyển sang làm việc khác để mưu sinh. Trao đổi với chúng tôi, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành cho biết, tổng số các nghệ nhân thường xuyên đi nặn Tò he trước đây có khoảng 300 người và có khoảng 100 người tham gia CLB Tò he. Trong đó, làng có 2 nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng và một số nghệ nhân được UBND thành phố Hà Nội phong tặng, còn lại mọi người hay gọi là nghệ nhân làng nghề.

Từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến các nghệ nhân làng nghề bởi các điểm vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh đã đóng cửa, cấm tập trung đông người do giãn cách xã hội, phòng ngừa Covid-19. Còn các trường học thì gần như tạm dừng cho trẻ đến trường nên các nghệ nhân cũng hạn chế, tạm dừng giảng dạy ở trong trường. Đối với các lễ hội truyền thống thì dừng, không còn địa phương nào tổ chức lễ hội, các khu vui chơi giải trí, danh thắng thì đa số đều đóng cửa, có mở thì cũng một thời gian ngắn sau đó do tình hình đại dịch bùng phát mạnh hơn nên các tổ chức cũng không thể thực hiện. Nghệ nhân phần lớn dựa vào các khu vui chơi, giải trí danh thắng, lễ hội truyền thống, trường học nên các khu vực này đóng cửa thì nghệ nhân đều ở nhà.

Hà Nội có một làng nghề thủ công lâu đời, rất độc đáo đó là nghề nặn Tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Tính đến nay, làng nghề nặn Tò he Xuân La đã được gần 300 năm tuổi. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Đã có những khi, Tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống… Nhưng cuối cùng, Tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt.

Hiện tại, 99,9% các nghệ nhân đều ở nhà, từ khi có dịch bệnh. Một số nghệ nhân không đi làm ở các lễ hội, khu di tích, danh thắng và do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đã phải tìm công việc khác để đảm bảo thu nhập. Bên cạnh đó, một số nghệ nhân đã nghiên cứu, sáng tạo ra những loại bột cao cấp có thể để được vài năm nên đã nặn sản phẩm để được lâu nên nhiều người ở nhà nhưng vẫn thường xuyên nặn các sản phẩm vừa là rèn luyện đôi bàn tay vừa là chuẩn bị sản phẩm để bày bán khi được mở lại.

Đối với làng nghề, trước đây có thời tưởng chừng như mai một nhưng từ năm 2009 được thành lập CLB làng nghề truyền thống, hội tụ người có tay nghề giỏi, tâm huyết tham gia tổ chức thì CLB vẫn duy trì hoạt động thường xuyên. Dịch bệnh thì hạn chế nhưng khi có sự kiện thì CLB vẫn tổ chức hội họp để tham gia dù rằng đến nơi đó không có đông người nhưng có cơ hội đến thì các nghệ nhân vẫn đến để tham gia quảng bá làm cho Tò he không bị mai một để trẻ thơ và mọi người biết đến thông qua các sự kiện đó.

Mặt khác, một số nghệ nhân đang có hướng phối hợp với các trường dạy online, dạy trực tuyến trải nghiệm Tò he, nghệ nhân giới thiệu về làng nghề, nguyên liệu, cách tạo ra sản phẩm, cho trẻ làm quen và tự tạo ra sản phẩm. Nguyên liệu nặn Tò he không cứ phải là của làng nghề mà trẻ có thể mua rất nhiều ở cửa hàng, các nghệ nhân sẽ giới thiệu và dạy trẻ online, trẻ sẽ nghe nghệ nhân giới thiệu và trải nghiệm nặn Tò he. Đây cũng là môn trải nghiệm giúp trẻ tuy ở nhà nhưng vẫn gây hứng thú trải nghiệm đồ chơi dân gian.

Những ngày này cũng là dịp để nghệ nhân Tò he dành thời gian nhiều nhất cho các con cháu trong nhà, hướng dẫn, dạy các cháu nặn Tò he với mục đích truyền nghề. Trong thời gian tới, Xuân La sẽ có hướng xây dựng điểm du lịch của làng nghề và trở thành điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm nặn cùng nghệ nhân Tò he./.

H.Phong

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.

Huyện Ứng Hòa: Chăm lo toàn diện cho người lao động, lan tỏa tinh thần “Cảm ơn người lao động”

Những ngày này, trong không khí sôi động của cả nước hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn như Ngày Giải phóng miền Nam, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Ứng Hòa hân hoan đón chào Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức.

Nhận định trận Fulham vs Everton: “Vua hòa” liệu có phá dớp tại Craven Cottage?

Trận giữa Fulham và Everton diễn ra vào lúc 21h00 ngày 10/5 thuộc khuôn khổ vòng 36 Ngoại Hạng Anh 2024/25 trên sân Craven Cottage. Cả hai đội đều đang trải qua những giai đoạn không mấy suôn sẻ, hứa hẹn một cuộc đối đầu khó đoán và đầy toan tính. Đội khách Everton, vốn đã có tiếng là “vua hòa” nên họ sẽ chơi thận trọng để giành lấy một điểm trên sân khách.
Xem thêm