--> -->
Dòng sự kiện:

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

17/10/2024 16:45

Chia sẻ
Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ Đồng hành, hỗ trợ các hộ nông dân bị ảnh hưởng do bão Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Khởi nghiệp từ năm 2018, đi từ những khó khăn thách thức, đến nay, mô hình Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao” của anh Nguyễn Văn Thiêm đã trở thành một mô hình kinh tế điểm của huyện Thanh Trì.

Năm 2018, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện, trong đó có các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, huyện Thanh Trì đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp thành 4 vùng: vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả và vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Trong đó phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được coi là một nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Anh Nguyễn Văn Thiêm nhận khen thưởng của thành phố Hà Nội.

Vì vậy, hàng năm huyện đều ban hành các nội dung hỗ trợ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ kinh phí chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản; hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng; hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất mới, đưa các giống thủy sản năng suất, chất lượng cao vào sản xuất (ốc nhồi, cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá chẽm, mô hình nuôi cá chép dòng V1…). Đặc biệt năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì bắt đầu chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao “Sông trong ao”.

Anh Thiêm cho biết, sau khi được các cấp ủy đảng, chính quyền phổ biến, tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có nội dung phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nâng cao đời sống nông dân;

Với nhận thức của cá nhân về vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, anh Thiêm đã tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực hiện mô hình nuôi thủy sản “Sông trong ao” theo liên kết chuỗi, nuôi trồng, sơ chế, chế biến sau thu hoạch, tiêu thụ tại thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Mô hình bắt đầu đưa vào sản xuất từ tháng 8/2018, đến nay đã sản xuất ổn định với sản lượng đạt khoảng 300 tấn cá/năm.

“Bước đầu triển khai tôi gặp rất nhiều khó khăn do đây là mô hình mới đầu tiên của Thành phố áp dụng kỹ thuật “Sông trong ao”, đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vốn lớn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro phần lớn các hộ nông dân không mặn mà đầu tư. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các cấp ủy, đảng, chính quyền tôi đã quyết tâm đưa công nghệ cao vào sản xuất thủy sản. Tháng 3/2018, mô hình bắt đầu được triển khai xây dựng tại xã Đại Áng với 15 bể nuôi trên diện tích 15ha ao. Các ao nuôi được lắp thiết bị máy sục khí, máy hút chất thải, hệ thống nước trắng, hệ thống xử lý nước thải và oxy hóa”, anh Thiêm cho biết.

Mô hình bắt đầu đưa vào sản xuất từ tháng 8/2018, đến nay đã sản xuất ổn định với sản lượng đạt khoảng 300 tấn cá/năm, cao hơn 1,8 lần so với nuôi truyền thống. Lợi nhuận trừ chi phí mỗi năm đạt khoảng 500 triệu đồng, mang lại công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động.

Mô hình đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, các sản phẩm của mô hình thường xuyên được các cơ quan chức năng của Thành phố lấy mẫu đi kiểm tra và đều đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm, bước đầu được người tiêu dùng chấp nhận. Mô hình đã liên kết với đơn vị cung cấp thực phẩm cho các bếp ăn tập thể để tiêu thụ sản phẩm với sản lượng khoảng 8 tấn/tháng.

Ông Bùi Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Trì đánh giá: Không chỉ thực hiện tốt mô hình kinh tế của gia đình, anh Nguyễn Văn Thiêm còn là Phó Giám đốc Hợp tác xã Thủy sản công nghệ cao Đại Áng. Đây là mô hình liên kết chuỗi gồm hơn 100 hộ nuôi cá an toàn sinh học, mỗi ngày xuất ra thị trường, bếp ăn, nhà hàng hơn 4 tấn cá.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Mô hình đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hàng năm, Hợp tác xã đã hỗ trợ dạy nghề cho 10 lao động nông thôn, hướng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho 50 lao động trở lên. Giúp đỡ cho 20 lao động có việc làm và giúp đỡ 5 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất.

Là hộ hội viên nông dân xã Vạn Phúc và phát triển kinh tế trên địa bàn xã Đại Áng, ngoài việc chăm lo làm kinh tế, anh Thiêm còn tích cực tham gia các phong trào xây dựng địa phương, đã đóng góp nhiều kinh nghiệm sản xuất phát triển kinh tế địa phương. Anh luôn nêu cao tấm gương kiên trì, bền bỉ, vượt khó đi lên trở thành người nông dân sản xuất giỏi và tham gia tích cực trong công tác hội và phong trào của nông dân, phong trào của địa phương.

Bản thân anh Thiêm và gia đình nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu. Ngoài việc phát triển kinh tế trang trại bản thân anh luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Qua đó, giúp đỡ 5 hộ nghèo, hộ chính sách, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Cùng với đó, anh Thiêm tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và các hộ trong thôn sử dụng các chế phẩm sinh học và thức ăn hữu cơ trong việc nuôi thuỷ sản, đảm bảo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Góp phần vào phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sống của người nông dân và trong môi trường nước, trang trại của hộ gia đình.

Với những nỗ lực không ngừng trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, năm 2022 anh Nguyễn Văn Thiêm được thành phố Hà Nội tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Nhiều năm anh Thiêm được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì và xã Đại Áng khen thưởng thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, năm 2024 anh được thành phố Hà Nội vinh danh “Nông dân Thủ đô xuất sắc”.

Bảo Thoa

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm