
Nguy hại khi sử dụng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
18/05/2025 12:34
Mới đây, Phòng cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả là thiết bị y tế và thực phẩm chức năng giả do Phạm Ngọc Tiến và vợ Đoàn Thị Nguyệt (ở Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ trên 100 tấn thiết bị y tế và thực phẩm chức năng giả. Các đối tượng khai nhận đã sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020 và bán trên tất cả các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc.
![]() |
Sau khoảng 1 năm theo dõi, thu thập chứng cứ, Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả, thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa giả. |
Trước đó, Công an tỉnh Thanh Hóa cũng phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Lực lượng Công an tỉnh đã lập biên bản thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả; thu giữ các nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ sản xuất thuốc giả. Đây là vấn đề rúng động với người dân, vì liên quan tới vấn đề sức khỏe của mọi người…
Theo bác sĩ Vũ Hoài Nam - Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, sữa giả, thuốc giả hay thực phẩm chức năng giả là những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, có giá tiền cao hơn giá trị thực và đặc biệt thành phần không đảm bảo, lẫn nhiều các tạp chất.
Ngoài ra, các sản phẩm giả còn dễ nhiễm khuẩn vì không được sản xuất trong dây chuyền chuyên nghiệp và được kiểm định đầy đủ. Khi sử dụng các loại sản phẩm giả này, cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng, các tác dụng mong muốn, nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hoá cao. Đồng thời cũng dễ bị nhiễm độc bởi các nguyên liệu để sản xuất nên có tồn dư kháng sinh cao.
“Người cao tuổi, các chức năng gan, thận dễ bị ảnh hưởng bởi các chế phẩm, hoá chất và sản phẩm nhiễm khuẩn. Do đó việc sử dụng thực phẩm chức năng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, có sự tư vấn của các chuyên gia đáng tin cậy. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm hoặc chế phẩm không rõ nguồn gốc và không được tư vấn bởi chuyên gia có uy tín. Đã từng có người cao tuổi mắc bệnh nền dung nạp các thực phẩm chức năng trôi nổi dẫn đến suy gian, suy thận”, bác sĩ Nam cho biết.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Bộ Quốc phòng, thuốc kê đơn (loại dược phẩm đòi hỏi chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ) đang bị làm giả với mức độ ngày càng tinh vi tại Việt Nam.
Theo Luật Dược 2016, thuốc giả là những sản phẩm không có hoạt chất, sai hoạt chất, sai liều lượng, hoặc giả mạo nhà sản xuất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp thuốc giả là “vũ khí giết người thầm lặng” tại các quốc gia có hệ thống quản lý còn nhiều kẽ hở. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó.
Bác sĩ Hoàng cho biết, có nhiều hậu quả nguy hiểm từ tân dược giả. Hậu quả trực tiếp phổ biến với người bệnh là thất bại điều trị. Đặc biệt, các bệnh lý nguy cấp như nhiễm khuẩn, tim mạch, ung thư, việc bỏ lỡ thời điểm vàng vì dùng thuốc giả đồng nghĩa với mất cơ hội sống
Người bệnh có thể đối diện với tình trạng ngộ độc, dị ứng do nhiều thuốc giả chứa tạp chất nguy hiểm, gây tổn thương gan, thận, tim mạch hoặc phản ứng phản vệ, có thể gây tử vong.
Sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh, thuốc giả dạng tiêm hoặc vắc xin có thể gây nhiễm trùng toàn thân. Bên cạnh đó, tình trạng người bệnh tử vong sau khi dùng thuốc giả đã được ghi nhận và có thể bị xử lý hình sự ở mức cao nhất là tử hình.
Hậu quả gián tiếp của thuốc giả chính là tình trạng kháng kháng sinh, tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian điều trị. Thuốc kháng sinh giả khiến vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn, thúc đẩy khả năng đề kháng. Đây là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.
“Sự hiện diện của thuốc giả tạo ra vòng xoáy: thất bại điều trị - biến chứng - chi phí điều trị cao hơn - gánh nặng cho hệ thống y tế và nguy cơ tử vong gia tăng”, bác sĩ Hoàng cảnh báo.
Thuốc tân dược giả còn tác động rất lớn đến ngành dược và quốc gia, đặc biệt với hệ thống y tế sẽ tăng chi phí điều trị do phải xử lý biến chứng; lãng phí nguồn lực từ giường bệnh, nhân lực, thuốc men; tăng chi phí kiểm nghiệm, điều tra cho cơ quan quản lý.
“Hệ lụy xã hội quan trọng nhất là người dân mất lòng tin vào ngành y tế. Ngay cả thuốc được kê bởi bác sĩ cũng bị nghi ngờ. Bác sĩ, dược sĩ bị nghi ngờ thiếu trách nhiệm hoặc thông đồng”, bác sĩ Hoàng chia sẻ thêm.

Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Tháng 4, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 31 ngàn lao động

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Nỗi lo vô sinh sau biến chứng quai bị và hành trình làm cha đầy bất ngờ

3 nguồn lực tài chính để hướng tới mục tiêu miễn viện phí toàn dân

Bệnh viện tiên phong áp dụng ISO 15189:2022 vào lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh

Ngành Y tế Thủ đô đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại lễ Vesak

Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó

Triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Bộ Y tế thông tin về dịch Covid-19 đang gia tăng ở Thái Lan

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (17/5): Vàng trong nước đảo chiều tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Giá USD "chợ đen" ngày 17/5 không điều chỉnh mới

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/5: Mưa rào và dông, trời mát
