--> -->
Dòng sự kiện:

Nhiều địa bàn tại TP.HCM không đủ trường tiểu học công lập

14/10/2023 17:32

Chia sẻ
Toàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 147 phường, xã, thị trấn được xác định không đủ trường tiểu học công lập trong năm học 2023 - 2024. Trong đó, thành phố Thủ Đức là địa phương "đội sổ" số lượng phường không đủ trường tiểu học công lập với 33 phường.
UBND TP.HCM chỉ đạo không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học Nguy cơ thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng tại TP.HCM Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

Uỷ ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa ban hành quyết định công nhận danh sách địa bàn thiếu trường tiểu học công lập tại TP.HCM năm học 2023 - 2024.

Theo đó, toàn TP.HCM có 147 phường, xã, thị trấn không đủ trường tiểu học công lập trong năm học 2023 - 2024. Trong đó, thành phố Thủ Đức là địa phương dẫn đầu danh sách số lượng phường không đủ trường tiểu học công lập với 33 phường, gồm: An Lợi Đông, Thủ Thiêm, Cát Lái, An Khánh, An Phú, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi…

Nhiều địa bàn tại TP.HCM không đủ trường tiểu học công lập
TP.HCM có 147 phường, xã, thị trấn không đủ trường tiểu học công lập.

Tiếp theo là quận Tân Bình có 15 phường không đủ trường tiểu học công lập; quận Tân Phú có 11 phường. 2 quận 10 và 12 cùng có 10 phường không đủ trường tiểu học công lập; quận Bình Tân có 9 phường.

Đặc biệt, quận 1 - địa phương ở vị trí trung tâm TP.HCM cũng có 4 phường không đủ trường tiểu học công lập, gồm: Cô Giang, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh và Đa Kao.

Đáng chú ý, phường 9, quận 10 có tỷ lệ dân số trên phòng học là 139,1 học sinh/phòng học. Trong khi định mức học sinh/lớp theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT về điều lệ trường tiểu học chỉ là 35 học sinh/phòng học.

Tương tự tại quận 12, nhiều phường có tỷ lệ số dân số trên phòng học ở mức rất cao như phường Thạnh Xuân là 112 học sinh/phòng học; phường Thạnh Lộc 151,9 học sinh/phòng học; phường Tân Chánh Hiệp 138,6 học sinh/phòng học; phường Tân Thới Hiệp 115,2 học sinh/phòng học…

Chỉ có quận 3, quận 5, quận Phú Nhuận, huyện Cần Giờ không có phường, xã, thị trấn nào trong danh sách trên. Tương ứng với việc 4 quận, huyện trên không có phường, xã, thị trấn nào thỏa mãn một trong hai tiêu chí quy định tại Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND về việc không đủ trường tiểu học công lập.

Quyết định của TP.HCM về công nhận danh sách địa bàn không đủ trường tiểu học công lập tại TP.HCM năm học 2023 - 2024 căn cứ theo Nghị định số 81 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Căn cứ Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND do HĐND TP.HCM ban hành, 2 tiêu chí xác định địa bàn không đủ trường tiểu học công lập tại TP.HCM gồm:

Tiêu chí 1: phường, xã, thị trấn không có cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập và chính quyền phường, xã, thị trấn không bố trí được dân số độ tuổi cấp tiểu học trên địa bàn học tại các cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập ở các phường, xã, thị trấn lân cận.

Tiêu chí 2: phường, xã, thị trấn có cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập nhưng không đáp ứng được quy mô dân số độ tuổi cấp tiểu học trên địa bàn, định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định. Cụ thể, tỷ lệ dân số độ tuổi cấp tiểu học trên tổng số phòng học văn hóa cấp tiểu học công lập lớn hơn 35 học sinh/lớp (theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 16, Thông tư 28 ban hành năm 2020 của Bộ GD&ĐT về Điều lệ Trường tiểu học).

Trong đó, dân số độ tuổi cấp tiểu học được tính đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Việc xác định các địa phương không đủ trường tiểu học công lập là căn cứ quan trọng để đề xuất các chế độ hỗ trợ học phí cho học sinh.

Minh Tuấn

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Thời điểm này, thị xã Sơn Tây đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa và tiến bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và cộng đồng doanh nghiệp, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay tại Sơn Tây được kỳ vọng tạo thêm động lực để công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm