
Nhiều hoạt động sáng tạo sôi nổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
31/10/2024 17:15
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội - Hội Kiến trúc sư Việt Nam; do Sở Văn hoá và Thể thao, Tạp chí Kiến trúc tổ chức, cùng sự đồng hành và phối hợp tổ chức của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Thành đoàn Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, và các đơn vị liên quan... Lễ hội có sự tham gia đông đảo các các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, các chuyên gia và tài năng sáng tạo...
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bước sang năm thứ 4 được tổ chức, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tiếp tục tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.
Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội, với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi, thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo,...
Giao lộ sáng tạo không chỉ thí điểm một tuyến trải nghiệm về kinh tế sáng tạo cho Thành phố trong tương lai, mà còn là nơi thể hiện tiềm năng sáng tạo của Thành phố, góp phần cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực sáng tạo; đánh thức tinh thần sáng tạo của các thế hệ người Hà Nội.
Các hoạt động sáng tạo được tổ chức sẽ là cuộc đối thoại giữa công trình hiện hữu, gắn ký ức cộng đồng với những ý tưởng sáng tạo mới để nhấn mạnh vai trò của giới trẻ tiếp nối, phát huy các giá trị của dân tộc trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm là trung tâm sáng tạo của cả nước…
Cùng với đó, tinh thần sáng tạo cũng được lan tỏa tại khắp các không gian di sản văn hóa, không gian sáng tạo, các làng nghề truyền thống trên khắp các tuyến phố, các địa bàn quận huyện, thị xã của Thủ đô. Ban Tổ chức Lễ hội cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cơ quan, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố cùng cộng hưởng sáng tạo, trưng bày tại chỗ các “sáng kiến sáng tạo” của mình.
Lễ hội gồm 3 công trình biểu tượng (Pavilion) “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, Pavilion “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, Pavilion “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Các công trình biểu tượng được sắp đặt ở vị trí tương tác với di sản, thay vì đứng độc lập, tạo ra cuộc đối thoại với di sản và tạo sức sống cho chính các di sản đó. Thông qua đó, các nhà sáng tạo muốn viết tiếp câu chuyện sáng tạo kết nối với quá khứ, nhằm tạo ra thể thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, có sự kế thừa và phát triển và cũng tạo ra cuộc đối thoại liên thế hệ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tại Lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trưng bày, triển lãm. Các hoạt động thu hút sự tham gia của lực lượng sáng tạo trẻ, với nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó, nhiều tác phẩm được sáng tạo dựa trên ý tưởng, chất liệu của các nghệ sĩ tiền bối, được các nghệ sĩ trẻ tiếp thu, phát triển theo ý tưởng của mình, mang hơi thở đương đại, tạo sự kết nối giữa truyền thống - hiện đại. Nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm cũng được thực hiện ngay trong các không gian di sản, tạo ra các tổ hợp triển lãm độc đáo.
Các hoạt động đường phố như biểu diễn xiếc, nghệ thuật, âm nhạc, thời trang, trưng bày sắp đặt một số tác phẩm nghệ thuật, các không gian vui chơi của trẻ em… diễn ra tại khuôn viên vườn trong Bắc Bộ phủ và các vườn hoa Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn, trên tuyến Lễ hội.
Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra hơn 20 hội thảo, tọa đàm: Thiết kế, Nghệ thuật, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Thời trang, Công nghệ, Xuất bản và các lĩnh vực khác cùng các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Các hội thảo, tọa đàm với nội dung phong phú, gợi những điểm nhìn mang tính hệ thống của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc… góp phần tạo ra một cộng đồng tri thức mới, đặc biệt tác động tới thế hệ trẻ hôm nay.
Ngoài ra còn có các cuộc hội thảo, toạ đàm với các chuyên gia quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực Điện ảnh, Thời trang… những thảo luận, trao đổi nhằm phát triển của hoạt động giám tuyển bền vững tại Việt Nam và trên toàn cầu.
Các đơn vị lữ hành tham gia hình thành các tour du lịch văn hoá và du lịch sáng tạo kết hợp trong các hoạt động của Lễ hội, nhằm đưa khách tham quan đến gần hơn với di sản, giới thiệu về giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc trong tuyến Lễ hội có kết hợp với thưởng thức nghệ thuật truyền thống và các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội.
Lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 9/11 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám”.

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
