
Nhiều quyền lợi của lao động nữ được thực hiện thông qua hoạt động đối thoại điểm
15/05/2025 18:11
Dự buổi đối thoại có bà Trần Thu Phương - Phó Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Bùi Thị Thanh Giang - Trưởng ban Nữ Công LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội; ông Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô.
Chủ trì buổi đối thoại có ông Phạm Văn Đức - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, đại diện người sử dụng lao động và ông Phạm Cao Thắng - Chủ tịch Công đoàn, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, đại diện người lao động.
Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Phạm Văn Đức - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội nhấn mạnh, đối thoại tại nơi làm việc là một trong những công cụ quan trọng giúp gắn kết người lao động và người sử dụng lao động. Từ đó, tạo ra môi trường làm việc công bằng, hiệu quả và bền vững. Việc tổ chức đối thoại không chỉ giúp giải quyết các vấn đề nội bộ mà còn tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giữa các bên.
![]() |
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu tại buổi đối thoại. |
Việc tổ chức đối thoại tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội rất linh hoạt, giúp người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng được bày tỏ nguyện vọng của mình đối với Ban lãnh đạo Công ty. Hình thức có thể người lao động trao đổi - đối thoại trực tiếp, hoặc thông qua các tổ trưởng Công đoàn, thông qua Hội nghị người lao động hay thông qua các buổi giao ban hàng tuần để tổng hợp, lựa chọn được các ý kiến phản ánh mong muốn của người lao động.
“Chúng tôi ý thức được rằng việc xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa người sử dụng lao động và người lao động là hết sức cần thiết và chỉ thông qua đối thoại thì mới hiểu rõ được nhau, chia sẻ cùng nhau và tạo nên sự kết nối bền chặt hơn, cùng nhau xây dựng và phát triển doanh nghiệp”, ông Phạm Văn Đức nhấn mạnh.
Tại buổi đối thoại, qua quá trình lấy ý kiến từ người lao động, Công đoàn Công ty đã tổng hợp và đề xuất các nội dung:
Thứ nhất: Đề nghị Công ty tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, kỹ năng mềm… cho lao động nữ 1 lần/năm.
Thứ hai: Ngoài chế độ khám sức khỏe hàng năm cho người lao động theo quy định, đề nghị Công ty tổ chức khám chuyên khoa phụ sản định kỳ cho lao động nữ 1 lần/năm. Trong đó kết hợp khám bổ sung một số chỉ tiêu chuyên khoa dành cho nữ như: Siêu âm tuyến giáp, khám và tư vấn sức khỏe tâm lý sau sinh hoặc nuôi con nhỏ như đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ và các rối loạn tâm lý khác.
Thứ ba: Để phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng duy trì vệ sinh môi trường theo hướng cơ giới hóa, hiện đại và văn minh, đề nghị Công ty tạo điều kiện về thời gian và có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động nhất là lao động nữ.
![]() |
Quang cảnh buổi đối thoại. |
Song song với việc đưa ra các đề xuất, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty cũng đã đưa ra những căn cứ, lập luận rất thuyết phục. Cụ thể, ở đề xuất thứ nhất, đại diện Công đoàn Công ty cho biết, với sự phát triển của xã hội hiện đại, việc phát triển kỹ năng mềm, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho phụ nữ là vô cùng cần thiết. Lao động nữ của Công ty, nhất là khối lao động trực tiếp, làm việc chủ yếu về ban đêm, công việc nặng nhọc, vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa làm tròn thiên chức người vợ, người mẹ trong gia đình, nên nhiều chị em không có thời gian chăm sóc cho bản thân. Chính vì vậy, Công đoàn đề xuất Ban lãnh đạo Công ty quan tâm, tổ chức cho lao động nữ được tham gia các lớp học về làm đẹp, nữ công gia chánh, kỹ năng giao tiếp…
Ở đề xuất thứ hai, đại diện Công đoàn Công ty nêu rõ, theo quy định doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động, trong đó có khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ. Tuy nhiên, với sự tác động của môi trường tự nhiên và xã hội, lao động nữ ngày càng phải đối mặt với các nguy cơ về các bệnh ung thư, tuyến giáp và sức khỏe tinh thần. Công ty có tới 60% là lao động nữ, đây cũng là nguồn lực cốt lõi của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài danh mục khám theo quy định, Công đoàn đề nghị Công ty khám bổ sung siêu âm tuyến giáp khám và tư vấn sức khỏe tâm lý cho lao động nữ.
Ở đề xuất thứ ba, phía Công đoàn cho rằng, việc đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động, nhất là lao động nữ sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Công ty, đó là nâng cao chất lượng duy trì vệ sinh môi trường theo hướng cơ giới hóa, hiện đại và văn minh.
![]() |
Các bên ký Biên bản đối thoại. |
Sau khi trao đổi, đối thoại thẳng thắn, dân chủ, đúng trình tự, nội dung theo quy định pháp luật và quy chế dân chủ, người sử dụng lao động và tập thể người lao động đã thống nhất các nội dung đối thoại và biện pháp thực hiện, gồm:
Nội dung thứ nhất: Tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, kỹ năng mềm… cho lao động nữ 1 lần/năm.
Nội dung thứ hai: Tổ chức khám bổ sung một số chỉ tiêu chuyên khoa dành cho cán bộ, công nhân viên như: Siêu âm tuyến giáp, khám và tư vấn sức khỏe tâm lý sau sinh hoặc nuôi con nhỏ để đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ và các rối loạn tâm lý khác.
Nội dung thứ ba: Công ty tạo điều kiện về thời gian và có chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động nữ khi thực hiện phương án đổi mới công nghệ duy trì vệ sinh môi trường theo hướng cơ giới hóa, hiện đại và văn minh.
Thời gian thực hiện các nội dung trên: Từ năm 2025.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy ghi nhận, đánh giá cao kết quả của cuộc đối thoại; đồng thời nhấn mạnh, thông qua việc tổ chức đối thoại không chỉ đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho đoàn viên, người lao động mà còn nâng cao kỹ năng cho cán bộ Công đoàn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của người lao động và trong việc đề xuất, trao đổi, đối thoại với người sử dụng lao động.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội tin tưởng thành công và kết quả của hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội sẽ được lan tỏa, nhân rộng trong các cấp Công đoàn Thủ đô. Từ đó, tổ chức Công đoàn sẽ thực hiện tốt hơn vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, đó là đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, phát triển.

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

LĐLĐ quận Long Biên tặng thẻ BHYT miễn phí cho đoàn viên, người lao động khó khăn

Nếu học sinh hút thuốc, đánh bạn chỉ phải viết bản kiểm: Mức phạt chưa đủ sức răn đe!

Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Aston Villa vs Tottenham: Cơ hội vàng để tiến gần đến giấc mơ

Chelsea vs Manchester United: “Quỷ Đỏ” vượt khó tại Stamford Bridge

Dortmund vs Holstein Kiel: Màn hạ màn trái chiều tại Signal Iduna Park

Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Huyện Thường Tín phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025

Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Những dấu ấn Công đoàn Trường THCS Phượng Dực năm học 2024 - 2025

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

EVNHANOI: Triển khai Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong trường học

LĐLĐ huyện Thanh Trì kết nạp 120 đoàn viên lớp tháng 5
Tin đọc nhiều

Công an Hà Nội liên tiếp đình chỉ 2 cán bộ có dấu hiệu sai phạm

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Giá vàng hôm nay (14/5): Vàng trong nước tăng mạnh

Bố trí hơn 40 căn hộ tái định cư và tạm cư phục vụ hai dự án trọng điểm quận Tây Hồ
