-->
Dòng sự kiện:

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

06/05/2025 18:17

Chia sẻ
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương đạt trên mức bình quân chung, song vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân và 15 bộ, 12 địa phương giải ngân rất thấp, dưới 5-10%.
Thủ tướng phê bình 30 bộ, cơ quan và 27 địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Tài chính chỉ ra 4 nhóm nguyên nhân chính gây chậm trễ: Thứ nhất, vướng mắc về cơ chế, chính sách. Các dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng (như y tế, giáo dục, môi trường…) gặp khó trong việc xác định chi phí quản lý, tư vấn do thiếu định mức cụ thể. Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 mới có hiệu lực, kèm theo nhiều thay đổi trong hướng dẫn bồi thường - giải phóng mặt bằng, khiến nhiều dự án phải chờ hướng dẫn hoặc điều chỉnh kế hoạch.

Thứ hai, việc phân bổ vốn còn chưa sát thực tế. Một số bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư ngay từ khâu lập dự toán nên không thể phân bổ hết kế hoạch vốn đúng thời hạn. Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính cũng làm gián đoạn tiến độ triển khai ở cấp huyện - nơi đảm nhận phần lớn công tác giải phóng mặt bằng và tổ chức thực hiện dự án.

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân
(Ảnh minh họa)

Thứ ba, vướng mắc trong thực hiện các dự án ODA. Nhiều dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư, gia hạn thời gian thực hiện, dẫn đến phải sửa đổi Hiệp định vay - quy trình vốn kéo dài do qua nhiều cấp phê duyệt. Cùng lúc đó, khó khăn trong công tác đền bù, xác định nguồn gốc đất, giá đất mới… càng làm chậm giải phóng mặt bằng.

Thứ tư, năng lực cấp xã còn hạn chế trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia. Nhiều xã e ngại sai sót, không quyết liệt trong giải ngân do thiếu cán bộ chuyên trách hoặc thiếu kinh nghiệm tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cảnh báo các yếu tố khách quan như thiếu vật liệu xây dựng, giá nguyên vật liệu tăng, quy hoạch khoáng sản chồng lấn, hoặc dự án đã có khối lượng thực hiện nhưng chưa kịp hoàn tất hồ sơ nghiệm thu. Dịp Tết Nguyên đán đầu tháng 2/2025 cũng khiến tiến độ giải ngân quý I bị gián đoạn.

Để đẩy mạnh tiến độ, Bộ Tài chính đề xuất nhiều giải pháp đồng bộ: Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo tại các nghị quyết, công điện của Chính phủ, Thủ tướng về phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Trình Thủ tướng phương án xử lý số vốn chưa phân bổ chi tiết sau ngày 15/3/2025, đảm bảo điều tiết cho các dự án có khả năng giải ngân nhanh.

Với dự án ODA, đề nghị các chủ đầu tư chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và nhà tài trợ để tháo gỡ sớm các thủ tục điều chỉnh. Các địa phương cần đẩy nhanh thu ngân sách địa phương (nhất là thu từ sử dụng đất) để kịp tiến độ phân bổ vốn ngân sách địa phương.

Về các chương trình mục tiêu quốc gia, cần tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ cấp xã, kể cả cử cán bộ chuyên trách về tận nơi phối hợp thực hiện. Đối với dự án lớn, thi công gấp rút hoặc vùng khó khăn, cần siết chặt giám sát, chia sẻ trách nhiệm rõ ràng giữa các bên liên quan.

Yêu cầu chủ đầu tư chủ động tạm ứng vốn sau khi ký hợp đồng để nhà thầu chuẩn bị vật tư, đẩy nhanh quá trình nghiệm thu và thanh toán. Rà soát kế hoạch giải ngân theo quý, báo cáo tiến độ định kỳ để có cơ sở cắt giảm vốn từ dự án chậm, bổ sung cho dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành sớm.

Bảo Thoa

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 Thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở. Vì vậy, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh.
Xem thêm