-->
Dòng sự kiện:

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

20/03/2025 11:21

Chia sẻ
Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 của Hà Nội tăng nhẹ Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% trong 2 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, tính đến hết năm 2024, số lượng cửa hàng F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam ước tính đạt 323.010 cửa hàng, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Bất chấp những khó khăn về tiêu dùng, doanh thu ngành F&B tại Việt Nam năm 2024 vẫn đạt khoảng 688.800 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2023.

Mặc dù doanh thu của ngành tăng, nhưng theo khảo sát từ 4.005 đơn vị F&B trên cả nước, chỉ 25,5% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu ổn định so với cùng kỳ năm 2023, và 14,7% có mức tăng trưởng. Dưới sức ép của giá nguyên vật liệu tăng cao, có tới 49,2% doanh nghiệp F&B dự kiến tăng giá trong năm 2025 để đối phó áp lực chi phí.

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Ảnh minh họa.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của gần 4.500 thực khách, báo cáo chỉ ra rằng chi tiêu của người dân không giảm nhưng sẽ ưu tiên những lựa chọn có chất lượng tốt với mức giá phải chăng. Theo đó, xu hướng ăn ngoài vào cuối tuần đang trở nên rất phổ biến, đặc biệt là nhóm thỉnh thoảng và thường xuyên chiếm gần 70%.

Khác với xu hướng của hai năm sau đại dịch, 52,3% người Việt hiện ưu tiên chi tiêu dưới 35.000 đồng cho mỗi món đồ uống, thể hiện xu hướng tối ưu hóa ngân sách khi mua sắm. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng đồ uống bên ngoài lại tăng trưởng mạnh so với năm 2023, với tỷ lệ người uống thường xuyên (3-4 lần/tuần) tăng đột biến từ 17,4% (năm 2023) lên 32,8% (năm 2024).

Sau một năm 2023 sôi động với hàng loạt trào lưu ẩm thực bùng nổ, thị trường F&B năm 2024 chứng kiến sự chững lại rõ rệt. 52,8% doanh nghiệp thừa nhận họ không chạy theo bất kỳ “trend” ẩm thực nào, cho thấy tâm lý thận trọng hơn trong việc đầu tư vào các xu hướng mới.

Dù vậy, vẫn có một số trào lưu nổi bật, trong đó đồ uống Matcha vươn lên dẫn đầu với 29,6% doanh nghiệp lựa chọn, trở thành xu hướng mới đáng chú ý của ngành F&B tại Việt Nam.

Trong khi đó, trà đậm vị - từng là một xu hướng lớn trong năm 2023 - lại có dấu hiệu đi tới điểm bão hòa, khi tỷ lệ lựa chọn giảm xuống còn 21,4%. Trước đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào các dòng trà ô long đặc sản, trà shan tuyết hay trà nguyên bản với hương vị đậm đà, nhấn mạnh vào trải nghiệm thưởng trà truyền thống.

Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8%, tập trung vào các động lực kinh tế mũi nhọn như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển công nghiệp. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghệ cao.

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành F&B tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025, phù hợp với xu thế chung của thị trường, nhưng ở mức thấp hơn so với năm 2024.

Diên Vĩ

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.
Xem thêm