
NSND Lê Khanh: Lao động hết mình để hưởng “quả ngọt”
17/09/2016 08:32
![]() | Thanh Thanh Hiền: “Anh Hinh từng hận tôi lắm” |
![]() | “Mẹ tôi dặn con nổi tiếng nhưng đừng tai tiếng!” |
- Gắn bó với sân khấu kịch nói gần nửa cuộc đời, hẳn chị có cảm nhận rõ về sự đổi thay về sự thưởng thức nghệ thuật của khán giả hiện nay?
- Từ thời chiến tranh cho đến thời bao cấp, dù cuộc sống nhiều khó khăn, nhưng khán giả vẫn luôn có nhu cầu đến các nhà hát để xem. Thời ấy, mọi người sống lãng mạn, thong thả lắm và không bấn loạn như thời nay. Dường như con người ở đời sống hiện đại không dành thời gian hoặc không ưu tiên nhiều cho nhu cầu thưởng thức nghệ thuật.
![]() |
NSND Lê Khanh trẻ trung với mái tóc ngắn. |
Chúng ta cần phải nhìn một cách tích cực là không có cái gì cho không hoặc biếu không và việc nuôi nấng từ A-Z sẽ không tốt cho sự phát triển thực sự. Ở Nhật Bản, họ cũng có các nhà hát công của thành phố, quận, nhưng có thể chưa được tạo điệu kiện tốt như chúng ta. Thực sự, họ rất khâm phục Việt Nam khi kinh tế còn khó khăn mà vẫn có nhiều nhà hát công, thể hiện sự trân trọng với văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, khi họ hỏi có bán vé được không, thì tôi không trả lời được. Giá như chúng ta luôn ý thức được trách nhiệm trong việc sáng tạo cũng như làm thế nào tập hợp mọi trí lực để có thể bán được vé như ngày xưa.
- Theo chị, khó khăn lớn nhất của các nhà hát công là gì?
- Theo tôi, khi chúng ta còn mời xem miễn phí, mặc nhiên khán giả sẽ nghĩ “của cho không” sẽ không giá trị lắm. Thực tế, có nhiều show ca nhạc giá vé rất cao - như nhạc Phú Quang hay Trịnh Công Sơn - vẫn “cháy” vé. Như vậy, rõ ràng, cách thức quảng cáo, cũng như sự đầu tư cho sân khấu kịch chưa cao.
- Nhà hát Tuổi Trẻ nằm trong số ít nhà hát đã tiến hành xã hội hóa sân khấu thành công. Vậy, đời sống của các nghệ sĩ đã được cải thiện, thưa chị?
- Hiện nay, các nghệ sĩ đã năng động hơn nhiều. Nếu chỉ đợi các tác phẩm và thụ hưởng thu nhập từ tiền công thì ít lắm. Vì vậy, chúng tôi phải tập hợp nhau, cùng tìm những kịch bản tốt, rồi cùng sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn có nhiều "món hàng" với nhiều thể loại để có thể phục vụ mọi đối tượng khán giả. Qua đó, đời sống của các thành viên đều được cải thiện. Tuy nhiên, đổi lại, chúng tôi phải trả giá bằng sự bận rộn, công sức đầu tư cho lao động, nên hầu như ít có thời gian nghỉ ngơi cũng như dành cho gia đình.
- Nhà hát Tuổi trẻ vừa ra mắt dự án “Chắp cánh niềm tin”. Chị đánh giá như thế nào về hiệu quả của dự án này?
- Dự án hợp tác ấy đã được thực hiện hiệu quả và lan tỏa đến lần thứ 2, 3. Đây là sự hợp tác rất thú vị, đồng hành để truyền bá văn hóa nghệ thuật vào cộng đồng, cũng như giúp doanh nghiệp có cơ hội làm công tác xã hội, chung tay tạo ra giá trị nhân văn: Đưa khán giả vào rạp, giúp mọi người hiểu nghệ thuật, thư giãn cũng như cảm nhận được những giá trị chân - thiện - mỹ. Dự án đã đưa các tác phẩm đi xa hơn vào các vùng dân cư. Hiệu quả rõ nhất là hàng trăm đêm nhạc đã kéo hàng nghìn khán giả đến rạp, thay vì họ chỉ ở nhà và tự đánh mất nhu cầu giải trí.
- Đã nhiều cơ hội giao lưu tại nước ngoài, kinh nghiệm quý giá nào mà chị học được từ môi trường lao động nghệ thuật ở quốc tế?
- Bài học đầu tiên là tính kỷ luật và chú tâm cao độ cho nghề. Làm nghệ thuật đừng hời hợt. Nếu chúng ta lao động nghiêm túc và làm việc hết mình, chắc chắn sẽ được hưởng “quả ngọt” trong nghệ thuật.
Bài học thứ hai là lao động nhóm và tương tác nhóm. Rất tiếc ở Việt Nam, ai đó đã nói rằng “một người làm tốt thì 3 người làm hỏng” lại đúng. Như vậy, mỗi nghệ sĩ cần phải trân trọng trí tuệ nhóm, qua quá trình tương tác - phản biện mới chọn lọc và tìm được những gì tinh túy nhất của nhau. Khi ra nước ngoài, tôi thấy những nghệ sĩ luôn tôn trọng mọi công sức của nhau. Sáng gặp, họ kính cẩn chào nhau, rồi cảm ơn “vì hôm nay đã hợp tác với tôi”. Cuối ngày về, họ lại cảm ơn “vì hôm nay đã cho tôi làm phiền”. Từ chị lao công đến người soát vé và những người làm hậu đài, họ đều nghiêm chỉnh và tôn kính chào nhau như vậy.
Bài học thứ ba là phải học, phải đi xa - về gần, để xem thế giới đang làm gì, có gì mới. Nếu chúng ta chỉ ở nhà xem nhau, sẽ không biết mình đang ở đâu. Tóm lại là, phải luôn học hỏi ở mọi người, mọi lúc trong mọi nơi để trau dồi và làm giàu cho nghề nghiệp của chính mình.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của chị!
Bài học đầu tiên là tính kỷ luật và chú tâm cao độ cho nghề. Làm nghệ thuật đừng hời hợt. Nếu chúng ta lao động nghiêm túc và làm việc hết mình, chắc chắn sẽ được hưởng “quả ngọt” trong nghệ thuật. |
Lưu Nhi (thực hiện)

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Harry Kane lập công, Bayern nâng đĩa bạc Bundesliga trong ngày ăn mừng rực rỡ

Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Man City bế tắc trước Southampton: Hòa 0-0 và nguy cơ bật khỏi top 5

Nhận định Torino vs Inter Milan: Trận chiến của hai thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (11/5): Giá USD giảm nhẹ

Soobin Hoàng Sơn lọt top 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Diễn viên Quý Bình qua đời ở tuổi 42 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh

Soobin lập hattrick, Xuân Son tỏa sáng tại Giải Cống hiến lần thứ 19

Running Man Việt Nam mùa 3 sẽ gọi tên đội trưởng nào?

Dàn "Táo" lập thành ban nhạc: Mở màn đầy bất ngờ cho "Cuộc hẹn cuối tuần"

Diễn viên Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Ngày Tết cùng nghe Rhymastic, Quang Hải, Ánh Viên kể bí mật đằng sau thành công

Loạt câu nói "gây bão" trong Táo quân 2025

Quỳnh Nga đăng quang Nữ hoàng Bước nhảy hoàn vũ 2024

"Đại cải tổ" trên Thiên đình: Bất ngờ với vai trò mới của các Táo
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Newcastle vs Chelsea: Cuộc chiến định đoạt tấm vé Champions League
