--> -->
Dòng sự kiện:

Ông Tất Thành Cang cùng 19 đồng phạm hầu tòa

27/12/2021 15:24

Chia sẻ
Ngày 27/12, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC, 100% vốn nhà nước), Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco).
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh công bố 10 hoạt động, sự kiện nổi bật nhất 2021 Thành phố Hồ Chí Minh không còn địa phương vùng cam, số ca nhiễm liên tục giảm Thành phố Hồ Chí Minh: Người lao động là F0 cần làm gì để nhận hỗ trợ từ Công đoàn?

Hội đồng xét xử sơ thẩm triệu tập 25 cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; trong đó có Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, IPC, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim (Công ty Nguyễn Kim)… Có 44 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong đó, ông Tất Thành Cang có 3 luật sư bào chữa, ông Tề Trí Dũng có 4 luật sư bào chữa.

Ông Tất Thành Cang cùng 19 đồng phạm hầu tòa
Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang tới phiên toà sáng nay.

Trong vụ án này, cáo trạng truy tố 20 bị can, trong đó ông Tất Thành Cang bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; ông Tề Trí Dũng, Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Sadeco) bị xét về 2 tội “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Theo nội dung vụ án, bị cáo Tất Thành Cang, Phạm Văn Thông (nguyên Phó Chánh Văn phòng Thành ủy) và một số bị cáo khác giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hồ Chí Minh, của Công ty IPC, Công ty Sadeco vì những động cơ, mục đích khác nhau, với vai trò chỉ đạo và quyết định của Tất Thành Cang, các bị cáo trong vụ án đã có hàng loạt sai phạm trong việc chuyển nhượng 9 triệu cổ phần của Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim như không thông qua đấu giá, không được tổ chức có chức năng thẩm định giá làm thẩm định… Các hành vi trái với quy định đã dẫn đến hậu quả thất thoát hơn 669,6 tỷ đồng của Nhà nước.

Bị cáo Tề Chí Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty IPC, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sadeco), Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Sadeco) và các đồng phạm còn lợi dụng thẩm quyền quản lý tiền thù lao khen thưởng tại Công ty Sadeco để thực hiện nhiều hành vi gian dối. Các bị cáo đã chiếm hưởng số tiền hơn 4,6 tỷ đồng.

Bị cáo Tề Chí Dũng còn chỉ đạo Hồ Thị Thanh Phúc và các đồng phạm chi tiền của Sadeco cho nhiều cá nhân đi du lịch nước ngoài dưới danh nghĩa “tham quan, khảo sát”, gây thất thoát của Nhà nước hơn 2,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Phạm Nhật Vinh (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Nguyễn Kim) có hành vi cùng các thành viên Hội đồng quản trị Sadeco biểu quyết thống nhất chọn Công ty Nguyễn Kim làm cổ đông chiến lược. Cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Nhật Vinh, tuy nhiên, ông này đã xuất cảnh đi nước ngoài. Do đó, cơ quan điều tra truy nã toàn quốc và đề nghị Cục Đối ngoại - Bộ Công an thực hiện các thủ tục truy nã quốc tế.

Phiên xử sơ thẩm dự kiến kéo dài từ 27/12/2021 tới 10/1/2023.

Minh Tuấn

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm