--> -->
Dòng sự kiện:
Xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm):

Phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với bảo vệ môi trường

03/05/2019 22:59

Chia sẻ
Khoảng gần 20 năm làm nghề chăn nuôi bò sữa, xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) là một trong những địa phương có số lượng đàn bò sữa lớn của Hà Nội. Cùng với việc nâng cao chất lượng đàn bò để cho thu nhập cao, hiện nay, xã Phù Đổng đã và đang hướng tới đưa chăn nuôi bò sữa ra ngoài khu dân cư nhằm phát triển bền vững, gắn liền lợi ích kinh tế với bảo vệ môi sinh.  
phat trien chan nuoi bo sua gan voi bao ve moi truong Công ty bò sữa Việt Nam lọt vào Top tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
phat trien chan nuoi bo sua gan voi bao ve moi truong Sữa học đường của Hà Nội: 'Dấu son' cần nhân rộng

Đổi thay nhờ nuôi bò sữa

Xã Phù Đổng được xem là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Nơi đây xưa kia vốn nổi tiếng là vùng trồng dâu nuôi tằm, bước vào thời kinh tế thị trường, nghề tằm không còn được trọng dụng nên mai một dần. Nhiều năm qua, người dân Phù Đổng đã tạo lập cuộc sống mới ngay trên chính quê hương mình, làm giàu bằng việc phát triển chăn nuôi bò sữa.

Nghề chăn nuôi bò sữa bắt đầu manh nha ở Phù Đồng từ năm 90 của thế kỷ trước, nhưng phải nhiều năm sau, chăn nuôi bò sữa nơi đây mới có những bước phát triển xứng đáng kể về cả quy mô và hiệu quả, đưa Phù Đổng trở thành một trong những nơi thu mua sữa lớn khu vực phía Bắc.

Đàn bò xã Phù Đổng chủ yếu có nguồn gốc từ giống bò của Hà Lan, đã lai tạo qua 5 - 6 lần nhưng chất lượng bò giống và sữa vẫn tốt, số lượng sữa vắt trung bình 20 kg/con/ngày. Mỗi con bò từ khi bắt đầu đẻ đến 3 tháng sau, lượng sữa khai thác đều đặn.

phat trien chan nuoi bo sua gan voi bao ve moi truong
Nông dân Phù Đổng làm giàu nhờ bò sữa.

Theo nhiều người dân tại Phù Đổng, nhờ nuôi bò sữa, bộ mặt nông thôn và thu nhập của người dân địa phương tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi lít sữa đạt chất lượng, người nuôi lãi 3.000 - 4.000 đồng, với sản lượng sữa đạt 14-15 tấn sữa/ngày, có thể nhận định, việc chăn nuôi bò sữa đã làm đời sống của người dân Phù Đổng có những bước thay đổi từng ngày, nhiều hộ gia đình có mức thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.

Điều có được minh chứng rõ nhất khi chúng tôi đi sâu vào các thôm xóm như Phù Đổng 1, Phù Đổng 2, Phù Dực 1, Phù Dực 2,… bên cạnh con đường đê chạy dọc xã là những ngôi nhà tầng nhiều màu sắc, khang trang và bề thế.

Đôi tay thoăn thoắt nghiền cỏ và mía cho đàn bò 18 con đang chậm rãi nhai, bầu vú căng sữa, bà Nguyễn Thị Toan (thôn Phù Đổng 1) hồ hởi: “Nhà tôi đã làm nghề này được 15 năm, tổng đàn bò cho trung bình khoảng 2 tạ sữa mỗi ngày. Vài năm gần đây giá sữa ổn định hơn và các đơn vị lớn thu mua sữa của bà con đều đặn, đem đến thu nhập cho gia đình tôi khoảng 60 - 70 triệu đồng/tháng chưa trừ chi phí. Từ ngày nuôi bò sữa bộ măt nông thôn cũng có sự thay đổi, các gia đình cũng trở nên khấm khá hơn”.

Hướng tới xây dựng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư

Qua 20 năm chỉ đạo thực hiện, đến nay, chăn nuôi bò sữa xã Phù Đổng đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Toàn xã hiện có 6 thôn với gần 400 hộ chăn nuôi bò sữa, tổng đàn bò sữa có khoảng gần 2000 con, nguồn thu từ chăn nuôi bò sữa chiếm số lượng không nhỏ trong doanh thu của toàn xã vào năm 2018.

Ông Trần Xuân Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, chính quyền xã luôn xác định nghề chăn nuôi bò sữa là quan trọng nhất tại địa phương. Bên cạnh việc động viên tinh thần người nông dân, nghề chăn nuôi bò sữa tại Phù Đổng đã tạo nên bước ngoặt mới bằng việc áp dụng khoa học công nghệ và sản xuất theo dây chuyền khép khín, cung cấp ra thị trường những mẻ sữa đầu tiên với những cái tên như: sữa thanh trùng, sữa chua có đường,… từng bước khẳng định vị trí trên thị trường.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự phát triển manh mún, việc chăn nuôi nhỏ lẻ, hệ quả dẫn đến sự ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Nhắc lại khoảng 4 năm trở về trước, người dân nơi đây vẫn chưa khỏi “hãi hùng” khi đường làng ngõ xóm lúc nào cũng sặc mùi phân khiến bầu không khí hết sức ngột ngạt, mọi phế thải từ đàn bò, đàn lợn đều đổ thẳng ra hệ thống cống rãnh, ao làng, đồng ruộng và các khu vực xung quanh.

Đến nay, đã có nhiều mô hình đem lại hiệu quả trong việc tôn tạo cảnh quan và giải được bài toán chất thải nhưng Phù Đổng vẫn cần một mô hình đem lại hiệu quả và bền vững hơn.

phat trien chan nuoi bo sua gan voi bao ve moi truong
Nhiều năm nay người dân Phù Đổng chăn nuôi theo hướng nhỏ lẻ gây nên những vẫn đề về môi trường.

Nhận định được việc chăn nuôi tập trung xa khu dân cư có thể tạo điều kiện cho các hộ dân mở rộng quy mô, tăng đàn. Không những vậy người nông dân còn có cơ hội đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, giảm chi phí đầu vào, kiểm soát được dịch bệnh, quan trọng nhất là có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường xã Phù Đổng đã chủ trương di dời đàn bò ra ngoài khu dân cư, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

“Tập trung phát triển nghề chăn nuôi bò sữa nội dung xã tập trung thực hiện trong nhiều năm qua và những năm tiếp theo. Hiện nay chăn nuôi bò sữa của xã đang ở quy mô hộ gia đình. Trong các năm trước đây khi duy trì mô hình này đã gây những ảnh hưởng đến môi trường sống của bà con nông dân và cảnh quan chung trong xã. Trong 1, 2 năm gần đây các mô hình nuôi nhỏ lẻ đã giảm dần và tập hợp vào các hộ gia đình chăn nuôi lớn hơn, tổng đàn có thể lên tới 7-15 con.

Chủ trương của xã trong thời gian tới sẽ đưa ra ngoài khu dân cư, xây dựng các mô hình trang trại xa khu dân cư nhằm tiếp tục nâng tổng đàn cho các hộ, tiến tới tổng đàn 20-50 con/hộ để đảm bảo phát triển kinh tế và vệ sinh môi trường, phát triển du lịch. Xã xây dựng phương án và đang từng bước thực hiện, trong 6 tháng cuối năm 2019 sẽ đẩy mạnh công tác di chuyển đàn bò theo kế hoạch”, ông Trần Xuân Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Phù Đổng chia sẻ.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Phù Đổng nhận định, đây là mô hình đầu tiên xã thí điểm thực hiện trước khi nhân rộng các mô hình khác. Từ hiệu quả đem lại, mô hình này sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế địa phương, ổn định đời sống người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường.

P.N

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Futsal nữ Việt Nam vừa khép lại vòng đấu bảng Giải Futsal nữ châu Á 2025 với vị trí nhất bảng B, sau trận hòa chiến thuật 0-0 đầy toan tính trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Iran. Kết quả này không chỉ thể hiện sự tính toán sâu sắc từ ban huấn luyện mà còn đặt ra một thử thách lớn ở vòng tứ kết: Đương kim Á quân Nhật Bản.

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm