--> -->
Dòng sự kiện:

Phát triển gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa

20/07/2018 11:22

Chia sẻ
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan (01/8/2008 đến 01/8/2018) lĩnh vực Văn hóa có nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, chất lượng vẫn chưa tương xứng với vị thế tiềm năng của Thủ đô, cần tiếp tục coi trọng và phát triển văn hóa - xã hội toàn diện, hài hòa.
tin nhap 20180720104346 Bài 2: Cần nhiều hơn những thiết chế văn hóa
tin nhap 20180720104346 Bài 1: Bản sắc văn hóa dần bị mai một

Theo báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/ QH12 của Thành ủy Hà Nội, trong 10 năm qua, lĩnh vực văn hóa tiếp tục phát triển, chất lượng các hoạt động văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các mô hình văn hóa tiếp tục phát huy vai trò tích cực; tỷ lệ tổ dân phố, làng, gia đình văn hóa tăng lên; việc tổ chức việc cưới, việc tang phù hợp với nếp sống văn minh.

Đặc biệt, năm 2017, Thành phố đã triển khai 02 Bộ quy tắc ứng xử văn hóa ở các cơ quan và nơi công cộng trên địa bàn, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, thực hiện. Năm 2010, thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; những giá trị truyền thống tốt đẹp được tôn vinh. Nhiều công trình văn hóa, thể thao lớn đã hoàn thành trong dịp kỷ niệm: Bảo tàng Hà Nội, Thư viện Hà Nội, Rạp Đại Nam, Cung thi đấu thể thao trong nhà, Cung trí thức…

tin nhap 20180720104346
Tiếp tục xây dựng văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến. ảnh: Bảo Thoa

Công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc biệt là các di sản văn hoá được triển khai tích cực. Nhiều giá trị truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của văn hoá Tràng An, văn hoá xứ Đoài được giữ gìn và ngày càng được phát huy. Một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới; Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản văn hóa phi vật thể thế giới; 82 bia Tiến sỹ triều Lê - Mạc được công nhận là di sản tư liệu văn hoá thế giới; Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về thể thao thành tích cao; đóng góp khoảng 30% số vận động viên tham dự SEA Games, ASIAD và Olympic. Nhiều hoạt động thể thao quần chúng, dân gian, thể thao truyền thống gắn với các lễ hội diễn ra sôi nổi và rộng khắp; tỷ lệ dân số thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao tăng từ 27,5% lên 37% năm 2017.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, báo cáo này cũng chỉ rõ vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển chưa tương xứng với vị thế tiềm năng của Thủ đô; chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật còn hạn chế; chưa phát huy hết các giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, văn hóa Xứ Đoài để tạo nên các sản phẩm văn hóa lớn. Một số tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đạt yêu cầu, chưa tạo được chuyển biến rõ nét về văn hóa ứng xử của người dân; nếp sống văn hóa, trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị có mặt còn yếu kém.

Để lĩnh vực Văn hóa được phát triển toàn diện hài hòa, thành phố cũng đưa ra những giải pháp khắc phục tổng thể như tiếp tục xây dựng văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến; tạo bước chuyển biến mới trong xây dựng văn hoá người Hà Nội thanh lịch, văn minh; tiếp tục phát triển hệ thống thông tin đại chúng, sự nghiệp sáng tạo văn học, nghệ thuật, hoàn thiện các thiết chế văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống Thăng Long - Hà Nội đi đôi với xây dựng mới các công trình văn hoá tiêu biểu; phát triển các điểm vui chơi, giải trí gắn với thu hút khách du lịch.

Bảo Thoa

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm