--> -->
Dòng sự kiện:

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1

27/03/2025 15:23

Chia sẻ
Nhằm đẩy nhanh dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục và đảm bảo trật tự đô thị, UBND quận Ba Đình sẽ thực hiện biện pháp mạnh với các trường hợp không chấp hành giải phóng mặt bằng.
Hiệu quả từ sự đồng thuận Cam kết trong quý 2/2025 sẽ hoàn thành GPMB đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

Thông tin từ UBND quận Ba Đình, triển khai theo Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND TP Hà Nội, từ ngày 1/4/2025, các UBND phường Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ sẽ phối hợp với chủ đầu tư dự án tiến hành ngừng cung cấp điện, nước đối với các hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng nhưng chưa bàn giao theo quy định.

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1
Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có điểm đầu tuyến đường tại nút giao Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục.

Được biết, UBND phường Ngọc Khánh đã gửi thông báo về việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đến các hộ dân; trong đó tập trung ngừng dịch vụ điện nước của các hộ đã nhận tiền bồi thường và được hỗ trợ nhà ở tái định cư nhưng chưa bàn giao mặt bằng; một số hộ đồng thuận sẽ được gia hạn thêm thời gian để bàn giao mặt bằng.

Để bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, sau khi rà soát 37 hộ dân, Tổ công tác của UBND phường Ngọc Khánh sẽ phối hợp với Công ty Điện lực Ba Đình, Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch quận Ba Đình, Đống Đa ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với 24 hộ dân có địa chỉ nhà, đất trong diện giải phóng mặt bằng.

Tại phường Thành Công, 31 hộ dân cũng đã được đề nghị ngưng cung cấp dịch vụ điện, nước phục vụ công tác thu hồi mặt bằng thực hiện dự án.

Theo Cục Thống kê Hà Nội, dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có tổng chiều dài 2,3km với tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 7.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, chi phí giải phóng mặt bằng là gần 6.000 tỷ đồng.

Theo khoản 2, khoản 3 điều 3 Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND: Biện pháp ngừng cung cấp điện, nước không chỉ áp dụng đối với các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng mà còn được thực hiện đối với nhiều công trình vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy (PCCC). Cụ thể, có 8 trường hợp sẽ bị xử lý gồm:

1. Công trình xây dựng sai quy hoạch hoặc không có giấy phép xây dựng: Áp dụng cho các trường hợp yêu cầu phải có giấy phép nhưng không có, hoặc xây dựng sai nội dung giấy phép; công trình xây dựng sai thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

2. Công trình xây dựng sai thiết kế được phê duyệt: Áp dụng cho trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nhưng thi công không đúng thiết kế đã được phê duyệt.

3. Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm: Theo quy định của pháp luật về đất đai, đã bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm bằng văn bản nhưng không chấp hành.

4. Công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC): Được thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC, đã bị yêu cầu dừng thi công bằng văn bản nhưng không chấp hành.

5. Công trình thi công không đúng thiết kế PCCC đã được thẩm duyệt: Đã bị yêu cầu dừng thi công bằng văn bản nhưng không chấp hành.

6. Công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về PCCC: Đã đưa vào hoạt động, bị đình chỉ hoạt động nhưng không chấp hành.

7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC: Đã bị đình chỉ hoạt động nhưng không chấp hành.

8. Công trình thuộc diện phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp: Đã được vận động, thuyết phục nhưng không thực hiện di dời.

Anh Tuấn

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm