--> -->
Dòng sự kiện:

Quản chặt giá thuốc, lợi nhuận không được quá 15%

14/05/2017 10:16

Chia sẻ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, trong đó đáng chú ý là quy định cụ thể về các biện pháp quản lý giá thuốc.
quan chat gia thuoc loi nhuan khong duoc qua 15 Người bệnh có được hưởng lợi về giá?
quan chat gia thuoc loi nhuan khong duoc qua 15 Việt Nam sẽ có biệt dược điều trị viêm gan C giá thấp nhất
quan chat gia thuoc loi nhuan khong duoc qua 15 Sửa đổi quy định mua thuốc biệt dược gốc để giảm giá thuốc
quan chat gia thuoc loi nhuan khong duoc qua 15
Cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc và các quy định khác về quản lý giá thuốc.

Theo đó, các biện pháp quản lý giá thuốc được quy định tại nghị định gồm: Kê khai, kê khai lại giá thuốc; niêm yết giá thuốc, quy định về thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đấu thấu mua thuốc, đàm phán giá thuốc và các biện pháp bình ổn giá thuốc.

Không được bán thuốc cao hơn giá kê khai

Nghị định nêu rõ, cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc và các quy định khác về quản lý giá thuốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá kê khai, kê khai lại và tính chính xác của các số liệu, tài liệu báo cáo, thông tin do cơ sở cung cấp.

Cơ sở kinh doanh dược không được bán thuốc khi chưa có giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại.

Cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo cho cơ sở kinh doanh dược kiến nghị xem xét lại mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi kèm theo các tài liệu liên quan để thuyết minh về tính hợp lý của mức giá kê khai hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại về mức hợp lý.

Sau thời hạn trên, cơ sở không có văn bản phản hồi thì mức giá kê khai, kê khai lại đã công bố không còn giá trị và sẽ bị rút khỏi Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Nghị định cũng yêu cầu các cơ sở bán buôn thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc. Các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc.

Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.

Lợi nhuận bán lẻ từ 2-15%

Về thặng số bán lẻ (lợi nhuận) của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định quy định “giá bán lẻ bằng giá mua vào cộng mức thặng số bán lẻ (%) nhân với giá mua vào”

Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%.

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%.

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến 100.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%.

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%.

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%.

Theo Ngô Trang/ Thời báo Kinh tế VN

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Nhận thức rõ thi đua là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có phong trào thi đua đạt danh hiệu “Sáng kiến sáng tạo”.

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Thời gian gần đây, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sử dụng các bài thuốc ruyền miệng để chữa bệnh. Với việc tin tưởng sử dụng những bài thuốc truyền miệng thường là các phương thuốc dân gian được truyền lại qua nhiều đời, được coi là cách chữa bệnh hiệu quả và ít tác dụng phụ, đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Xem thêm