--> -->
Dòng sự kiện:

Quận Long Biên đề xuất di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm

11/04/2017 22:02

Chia sẻ
Tại buổi làm việc của Thường trực Thành uỷ Hà Nội với Quận ủy Long Biên ngày 11/4, Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Thu Hà đã đề nghị Thành phố chỉ đạo Sở TN&MT cùng các ngành liên quan sớm di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm.
quan long bien de xuat di doi nha may xe lua gia lam ​Cấp phường cần quyết liệt trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
quan long bien de xuat di doi nha may xe lua gia lam Luôn được quan tâm hàng đầu
quan long bien de xuat di doi nha may xe lua gia lam Ngọc Lâm: Xử phạt 9 trường hợp với số tiền hơn 3,8 triệu đồng

Chủ tịch UBND quận Long Biên cho hay, Nhà máy xe lửa Gia Lâm có diện tích 20 ha, thuộc quyền quản lý của Chi nhánh Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - Liên hiệp sức kéo đường sắt.

quan long bien de xuat di doi nha may xe lua gia lam
Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành phố Hà Nội gắn biển Di tích cách mạng kháng chiến năm 2007.

Theo bà Hà, nhà máy nằm ở vị trí trung tâm quận, vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện việc sử dụng đất tại nhà máy chủ yếu để cho thuê, sử dụng sai mục đích, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Về cơ sở pháp lý của đề xuất, lãnh đạo quận Long Biên cho biết, trong báo cáo về các cơ sở ô nhiễm cần di dời của Sở TN&MT có ghi “Nhà máy xe lửa Gia Lâm là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản giao Sở TN&MT chủ trì, lập kế hoạch và tổ chức di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch đô thị trước năm 2020. "Theo quy hoạch phân khu, vị trí đất nhà máy đang sử dụng thuộc ô quy hoạch có chức năng đất công cộng của thành phố" - bà Hà cho biết.

Thống nhất với đề xuất trên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vũ Văn Viện cho rằng, quận Long Biên nên gắn việc di dời Nhà máy xe lửa với xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 thì sẽ dễ được chấp thuận hơn.

Đồng tình với việc di dời nhà máy, nhưng Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Phan Lan Tú lại cho rằng, quận Long Biên nên dành một phần diện tích làm bảo tàng để lưu giữ kỷ vật của công trình này. Bởi theo bà Phan Lan Tú, tên Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã gắn với đời sống cư dân địa phương và trong lịch sử, Bác Hồ cũng đã từng về đây thăm.

Nhà máy xe lửa Gia Lâm (còn gọi là Nhà máy hỏa xa Gia Lâm) được thành lập năm 1905. Thời điểm này, Gia Lâm là giao điểm của 4 tuyến đường sắt phía Bắc do Công ty Hỏa xa Vân Nam cai quản, khai thác, do vậy Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành lập để sửa chữa đầu máy hơi nước và các loại toa xe.

Lúc bấy giờ, Nhà máy chiếm diện tích 50 ha ruộng đất của nông dân. Diện tích nhà xưởng khoảng gần 4.500 m2 có 14 vị trí lắp ráp đầu máy.

Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân Nhà máy Xe lửa Gia Lâm diễn ra mạnh mẽ từ khi thành lập cho đến năm 1945. Sau đó, nhà máy phục vụ tích cực cho kháng chiến và xây dựng đất nước qua các thời kỳ.

Ngày 19 tháng 5 năm 1955, Nhà máy vinh dự được Bác Hồ về thăm.

Năm 2007, Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành phố Hà Nội gắn biển Di tích cách mạng kháng chiến.

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thị trường du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lữ hành mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này không chỉ làm phong phú thêm thị trường du lịch mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm