--> -->
Dòng sự kiện:

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

29/03/2025 14:06

Chia sẻ
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm (gọi tắt là Thông tư số 29) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2, đến nay, sau hơn một tháng triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Thực hiện tốt “5 không” và “4 đề cao”, sớm chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan Kiến nghị kiểm tra, đánh giá quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp Quy định mới về dạy thêm, học thêm: Tác động sau một tháng triển khai

Nhiều chuyển biến tích cực

Báo cáo tình hình thực hiện Thông tư tại Hội nghị trực tuyến với các Sở GD&ĐT về triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đánh giá việc thực hiện Thông tư số 29 vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho biết: Công tác chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã được thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ trung ương tới địa phương. Cả hệ thống chính trị đều vào cuộc để việc triển khai thực hiện Thông tư được hiệu quả.

Bên cạnh ngành Giáo dục và các cơ quan quản lý chuyên môn còn có sự huy động của lực lượng chính quyền các cấp của địa phương, các sở, ban ngành khác liên quan.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”
Sau một tháng rưỡi triển khai Thông tư số 29, các địa phương, nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh đã nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm tràn lan.

Công tác quán triệt, truyền thông về các nội dung của Thông tư được thực hiện kịp thời, đa dạng, sâu rộng tới mọi đối tượng chịu sự tác động của Thông tư. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành kịp thời, khẩn trương, huy động được nhiều lực lượng cùng phối hợp với ngành Giáo dục để triển khai thực hiện, tăng cường sự giám sát của toàn dân.

Chính vì vậy, Thông tư số 29 đã nhận được sự đồng thuận cao và quan tâm đặc biệt của xã hội nên được nắm bắt nhanh chóng và triển khai kịp thời, đáp ứng mong mỏi của xã hội.

Các địa phương, nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm tràn lan tới học sinh, cha mẹ học sinh, nhà trường và toàn xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn về trách nhiệm và tầm quan trọng của dạy học chính khóa, trách nhiệm trong việc hỗ trợ học sinh nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; trách nhiệm và tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong các hoạt động giáo dục.

Chính quyền các cấp nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, kịp thời có các hướng dẫn để thực hiện các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường; từng bước đưa các hoạt động này đi vào quy củ, nền nếp, đúng pháp luật và tránh lãng phí; bước đầu đã ban hành các kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư số 29. Cha mẹ học sinh nhìn nhận rõ vai trò của gia đình trong phối hợp quản lý, giáo dục học sinh.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã nhận được các ý kiến đóng góp gửi về qua các phương tiện thông tin thể hiện sự ủng hộ lớn đối với các quy định của Thông tư khi cho rằng Bộ GD&ĐT đã cầu thị lắng nghe, quyết tâm rất cao để đưa nền giáo dục nước nhà thực hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước đề ra, mở ra cơ hội để thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đóng góp cho đất nước những công dân có chất lượng, năng động và sáng tạo.

Tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các giải pháp

Thông tin tại Hội nghị, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, quy định mới về dạy thêm, học thêm được toàn ngành Giáo dục Hà Nội thực hiện quyết liệt với tinh thần bảo đảm tốt nhất quyền lợi của học sinh. Nhiều trường tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư số 29; chủ động điều chỉnh hoạt động dạy học trong trường học phù hợp với tình hình mới và bảo đảm chất lượng.

Kết quả sơ bộ cho thấy, tính tự nguyện của học sinh, tính tự chủ của nhà trường đều tăng lên. Việc tham gia các lớp học thêm đều xuất phát từ nhu cầu tự nguyện của học sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, quá trình triển khai Thông tư số 29 có một số vấn đề phát sinh, đòi hỏi cần tiếp tục tăng cường quản lý, cũng như hướng dẫn cụ thể hơn từ Bộ GD&ĐT.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”
Quy định mới về dạy thêm, học thêm được toàn ngành Giáo dục Hà Nội thực hiện quyết liệt với tinh thần bảo đảm tốt nhất quyền lợi của học sinh.

Cụ thể, sau khi triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm, số lượng trung tâm có chức năng dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố tăng nhiều. Theo số liệu chưa đầy đủ, có khoảng 15.000 trung tâm có chức năng dạy thêm, học thêm đang hoạt động. Trong khi đó, nhân lực quản lý dạy thêm, học thêm ở các phường, xã, thị trấn còn hạn chế về số lượng nên việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên đối với các trung tâm này còn gặp khó khăn.

Đáng chú ý, theo khảo sát sơ bộ của Sở GD&ĐT Hà Nội, mức thu tiền học thêm tại các trung tâm cao hơn trong trường (khi tổ chức trước đây).

Trong khi đó, Thông tư số 29 chưa có hướng dẫn chi tiết về quy định và chế tài xử lý đối với các vi phạm về dạy thêm, học thêm. Điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng ở địa phương cũng như các nhà trường khi phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, để thực hiện tốt Thông tư số 29, toàn ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc tiếp tục tuyên truyền về Thông tư; đồng thời tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các cơ quan, ban, ngành của địa phương.

Về chuyên môn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; đổi mới phương thức ra đề thi, hướng dẫn học sinh tự học, hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)… để học sinh là người thụ hưởng.

Về tăng cường cơ sở vật chất, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định đây là vấn đề lâu dài, vừa là trách nhiệm tham mưu, vừa là căn cứ để các địa phương bố trí ngân sách Nhà nước, thực hiện xã hội hóa, tăng cường trường lớp, chất lượng trường lớp đồng đều để không có sự lựa chọn lệch nhau, dẫn đến sự cạnh tranh, tạo áp lực.

Khẳng định Bộ GD&ĐT sẽ kiên trì thực hiện quan điểm “5 không” (không “đánh trống bỏ dùi”, không thoả hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm) và “4 đề cao” (đề cao vai trò cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đề cao tinh thần tự tôn, tự trọng, tinh thần hết lòng vì học sinh của giáo viên; đề cao tính tự giác, tự học của học sinh; đề cao vai trò mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội), Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD&ĐT sẽ tổng hợp các ý kiến, tiếp thu và trong tháng 5 sẽ ban hành hướng dẫn thay thế văn bản cũ về dạy học buổi 2/ngày, qua đó thực hiện tốt quy định về học thêm, dạy thêm.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD&ĐT đã có một kênh tiếp nhận phản ánh về những hình thức dạy học biến tướng của học thêm, dạy thêm để xác minh, xử lý. Hoan nghênh các đơn vị, các Sở GD&ĐT đã quyết liệt, đúng tinh thần không “đánh trống bỏ dùi”, làm cương quyết, làm thường xuyên, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các Sở GD&ĐT tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố sớm ban hành quy định quản lý dạy thêm, học thêm theo tinh thần, trách nhiệm của địa phương…

Thảo Nguyên

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm