
“Rửa đường” góp phần giảm ô nhiễm và nắng nóng
11/06/2020 13:35
![]() | Hà Nội: Triển khai lại công tác rửa đường tại một số tuyến phố chính |
Đường phố mát, sạch hơn
Hà Nội là một trong những đô thị có mật độ xây dựng lớn nhất cả nước. Từ các quận trung tâm cho đến các tuyến phố ở phía tây thành phố, rất nhiều “đại công trường” xây dựng đang là nguyên nhân khiến đất, đá, phế thải rơi vãi ra lòng đường, hè phố, là “thủ phạm” gây ô nhiễm, cùng với khói bụi từ hoạt động giao thông. Tình trạng bụi mịn cộng với thời tiết nắng nóng khiến đường phố Hà Nội trở nên ngột ngạt.
![]() |
Xe chuyên dụng thực hiện “rửa đường” trên tuyến phố Tây Sơn. (ảnh: Hòa Nguyễn). |
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, với yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, hiệu quả, tránh lãng phí, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đã thực hiện rửa đường ở 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Theo ghi nhận lúc 12 giờ trưa ngày 9/6/2020 tại tuyến phố Tây Sơn và Nguyễn Lương Bằng, trên mặt đường sau khi được tưới nước nhiệt độ ngay tức thì giảm từ 40,8°C xuống 37,9°C. Tuy mức hạ nhiệt này không kéo dài lâu, nhưng người đi đường cũng vẫn kịp thời cảm nhận thấy rõ sự mát mẻ, dễ chịu giữa cái nóng oi bức của mùa hè.
Ông Nguyễn Đình Thân, Tây Sơn, Hà Nội, cho biết, những ngày nắng nóng như thế này tôi thấy việc rửa đường hết sức thiết thực, đặc biệt trong việc chống bụi. Bình thường và mỗi chiều tối gia đình tôi đều phun nước ra trước mặt hiên nhà để giúp hạ nhiệt mặt đường và giảm bụi, giờ có xe rửa đường thì không cần nữa. Việc phun rửa đường giúp hạ nhiệt đường phố, giảm bụi nhưng cũng chỉ được một lúc, bởi đường khô thì bụi lại quẩn lên tiếp, mong rằng thành phố tiếp tục có thêm những chỉ đạo sát sao để giữ gìn môi trường Thủ đô.
Trước đó, để cải thiện chất lượng không khí, khoảng nửa năm trở lại đây, công tác rửa đường được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép các địa phương thực hiện trong những ngày chất lượng không khí ở mức kém. Giải pháp này đem lại những hiệu quả tích cực, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. “Đường phố khang trang, sạch hơn rõ rệt sau khi rửa đường. Vì vậy, người dân rất muốn việc này được thực hiện thường xuyên” – bà Nguyễn Thị Hoạt, phố Sơn Tây, quận Ba Đình nhận xét.
Đảm bảo đúng tiêu chí, tránh lãng phí
Được biết, thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố về việc rửa đường, đến nay 30/30 quận, huyện, thị xã đều đã hoàn thành rà soát, đề xuất danh mục các tuyến đường và phương án duy trì rửa đường trên địa bàn. Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Hoàng Cao Thắng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, thời gian qua, rửa đường không còn là nội dung công việc trong công tác duy trì vệ sinh môi trường thường xuyên.
Một số quận, huyện chỉ duy trì rửa đường trong các ngày lễ, Tết và các sự kiện lớn của đất nước, Thành phố nhằm tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường, phục vụ nhân dân vui chơi. Đến nay, theo chỉ đạo mới của Thành phố, các quận, huyện đã lập kế hoạch cho công tác rửa đường, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cụ thể, với kế hoạch tưới nước rửa đường của 30 quận, huyện, thị xã vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thông qua. Việc này thực hiện trên các tuyến phố chính thường xuyên phát sinh bụi bẩn và trong những ngày chất lượng không khí ở mức “kém”... Thành phố cũng đặc biệt yêu cầu hoạt động rửa đường không chồng lấn với xe quét hút và không thực hiện trong ngày mưa.
Theo kế hoạch này, mỗi khu vực quận, huyện có tiêu chí rửa đường riêng. Tại quận Hoàn Kiếm việc rửa đường sẽ được tiến hành 3 lần/tuần tại khu vực phục vụ không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận; tuyến phố đi bộ. Các tuyến phố trục chính như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng rửa hàng ngày. Tuyến phố phục vụ an ninh trật tự (chống đua xe) rửa 4 lần/tuần. Quận Ba Đình có kế hoạch rửa đường ở 37 tuyến, đa số một lần/tuần. Quận Cầu Giấy rửa hàng ngày cho gần 50 tuyến đường...
Về cơ bản, các huyện có tần suất rửa đường ít hơn so với khu vực nội thành. Huyện Đông Anh rửa đường 2 lần/tháng (24 lần/năm), huyện Thường Tín 128 lần/năm, huyện Mê Linh 234 lần/năm. Hai huyện Sóc Sơn và Ba Vì duy trì việc rửa đường hàng ngày ở các tuyến đường, phố chính... Tương tự, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh cũng đề xuất rửa đường thường xuyên tại 21 tuyến đường và 1 khu đô thị trung tâm huyện. Nhằm bảo đảm chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn, UBND quận Long Biên cũng đề xuất rửa đường trên 25 tuyến phố chính...
Thành phố yêu cầu việc rửa đường tuân thủ nguyên tắc bảo đảm vệ sinh môi trường, không chồng lấn với hoạt động của xe quét hút và không tưới nước rửa đường trong ngày mưa. Căn cứ vào những tiêu chí trên, các địa phương đưa ra phương án rửa đường với từng tuyến đường, phố trên địa bàn. Các tuyến phố, đường được rửa đường thường xuyên là những tuyến phố chính ở địa bàn quận, huyện và thường xuyên phát sinh bụi bẩn. |
Thực tế, tại nhiều tuyến phố, nhất là các tuyến phố có mật độ phương tiện cao, cùng nhiều công trình xây dựng, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam bày tỏ quan điểm đồng tình với chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, việc rửa đường chống nóng và giảm ô nhiễm là việc làm bình thường của các đô thị trên thế giới.
Tuy nhiên, cần phải tính toán thời gian, thời điểm, địa điểm rửa đường lúc nào cho hợp lý, tránh chồng chéo, máy móc. “Ô nhiễm không khí đang cần những biện pháp tức thời, để ngày mai hạn chế được ô nhiễm, thì chúng ta phải làm ngay bây giờ. Bên cạnh việc rửa đường, để góp phần cải thiện chất lượng không khí tại Thủ đô, các công trình xây dựng, các nhà máy, làng nghề… phải hạn chế phát sinh bụi; người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống, các khu vực dân ngoại thành không đốt rơm rạ. Ở ngã tư, ngã năm dừng đèn đỏ nên tắt máy, tăng cường đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng...”, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, cơ quan quản lý cần tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý mạnh tay đối với các doanh nghiệp, cá nhân có công trình xây dựng để xảy ra tình trạng rơi vãi chất thải, gạch, đá khi vận chuyển. Các công trình xây dựng cũng cần tăng cường việc phun nước để giảm phát thải bụi ra môi trường.
Tuấn Dũng

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
