--> -->
Dòng sự kiện:

Sân khấu Nhà hát múa rối Thăng Long sẵn sàng “sáng đèn” trở lại

18/02/2022 16:03

Chia sẻ
Sau nhiều lần phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, sân khấu của Nhà hát Múa rối Thăng Long đã sẵn sàng “sáng đèn” trở lại, đón khán giả với suất chiếu đầu tiên vào 19h30 ngày 19/2 tới đây.
Nhà hát Múa rối Thăng Long dựng vở diễn kết nối yêu thương, vượt qua đại dịch Nhà hát Múa rối Thăng Long biến thách thức thành cơ hội

Tối 19/2, Nhà hát Múa rối Thăng Long chính thức biểu diễn trực tiếp phục vụ khán giả Thủ đô với chương trình Múa rối nước truyền thống tại 57 Đinh Tiên Hoàng.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Nhà hát Múa rối Thăng Long được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ du khách đến xem biểu diễn được an toàn, thuận lợi.

Nhà hát đã xây dựng phương án, chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch, bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Máy đo thân nhiệt, sát khuẩn tự động, khu vực niêm yết mã QR phục vụ du khách khai báo y tế trước khi vào xem biểu diễn được chuẩn bị đầy đủ.

Sân khấu Nhà hát múa rối Thăng Long sẵn sàng “sáng đèn” trở lại
Sân khấu Nhà hát Múa rối Thăng Long sẵn sàng “sáng đèn” trở lại.

Nhà hát Múa rối Thăng Long nằm bên cạnh Hồ Gươm cổ kính, từ lâu được biết đến như một kỳ tích trong sân khấu nghệ thuật biểu diễn khi được mệnh danh là Nhà hát "365 ngày trong năm đỏ đèn".

Nhà hát đặc biệt có sức hút kỳ lạ đối với du khách quốc tế, trở thành một trong những điểm đến được rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế ưa thích tại Hà Nội, trung bình đón tiếp hơn 1.000 khán giả mỗi ngày.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 suốt 2 năm qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long gần như dừng mọi hoạt động biểu diễn trực tiếp. Thay vào đó, Nhà hát xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật ghi hình phát sóng online để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền - Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long, cho biết: Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Nhà hát cũng tích cực dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật tham gia các cuộc thi về tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 do Hội Nghệ sĩ sân khấu, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức và có nhiều tác phẩm giành được giải thưởng cao.

Tối 19/2 là đêm diễn đầu tiên Nhà hát chính thức mở cửa đón khách trở lại. Đêm diễn giới thiệu nhiều tiết mục đặc sắc và hấp dẫn về Múa rối nước truyền thống - chương trình nghệ thuật được rất nhiều khán giả trong nước và quốc tế yêu thích trong nhiều năm qua.

Được tin mở cửa trở lại, các diễn viên của Nhà hát rất phấn khởi, miệt mài, say sưa tập luyện, chuẩn bị các hoạt động để sau khi hoạt động trở lại sẽ phục vụ tốt hơn các nhu cầu của công chúng. Trong quá trình tập luyện, các diễn viên của Nhà hát cũng thường xuyên được test nhanh Covid-19 để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

NSƯT Trần Quý Quốc cho hay: "Còn gì vui hơn khi nghệ sĩ lại được đứng trên sân khấu còn khán giả và các em thiếu nhi lại được đi xem biểu diễn dưới ánh đèn lung linh sắc màu. Và còn gì thú vị hơn khi mỗi buổi tối cuối tuần, du khách đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm rồi ghé lại Nhà hát để xem múa rối nước truyền thống. Chương trình hướng khán giả và các em thiếu nhi quay về với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc"...

Theo kế hoạch, Nhà hát Múa rối Thăng Long sẽ duy trì biểu diễn rối nước truyền thống phục vụ khán giả vào các tối thứ 7 hàng tuần.

Bên cạnh đó, Nhà hát vẫn tổ chức các show diễn múa rối nước cổ truyền và các chương trình múa rối tạp kĩ phục vụ các cháu thiếu nhi theo yêu cầu. Các chương trình biểu diễn của Nhà hát đều đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

Hiện tại, bên cạnh công tác chuẩn bị mở cửa biểu diễn trực tiếp phục vụ khán giả, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng đang gấp rút hoàn thành chương trình nghệ thuật biểu diễn tại Lễ Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc sẽ được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể vào ngày 23/2 tới đây.

Sự trở lại của sân khấu Nhà hát Múa rối Thăng Long là tín hiệu vui, bù đắp những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ lãnh đạo và diễn viên Nhà hát sau những chuỗi ngày vắng bóng vì Covid-19.

Phương Bùi

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên phấn khởi hòa theo giai điệu "Hát cho công nhân nghe"

Trong không khí sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Chương trình văn nghệ đặc biệt mang tên "Hát cho công nhân nghe", mang đến không gian vui tươi, ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn quận.
Xem thêm