--> -->
Dòng sự kiện:

Sân khấu truyền thống xoay xở để giữ khán giả

03/12/2014 08:25

Chia sẻ
Trong cơn bão khủng hoảng của sân khấu truyền thống, những người làm nghề vẫn ngày đêm xoay xở đủ đường để giữ chân khán giả.

Sân khấu Thủ đô được dịp hâm nóng

Những tháng cuối năm, sân khấu Thủ đô đang dần nóng lên bởi nhiều buổi sáng đèn. Tuy số lượng khán giả đến thưởng thức các chương trình nghệ thuật vẫn còn khiêm tốn nhưng cũng phần nào đền đáp cho những nỗ lực âm thầm không ngừng nghỉ của những người nghệ sĩ theo đuổi sự nghiệp sân khấu.

Đi đầu trong việc đưa sân khấu đến gần hơn với khán giả phải kể đến Nhà hát Tuổi trẻ. Lần đầu tiên, một dự án nhà hát truyền hình mang tên “Xóm hóng” với nội dung là các hài kịch được dàn dựng theo một format mới và quy tụ nhiều danh hài gạo cội. Chương trình ra mắt khán giả truyền hình cả nước vào tháng 1/2015. Bên cạnh đó, nhà hát còn dựng thêm nhiều vở diễn mới. Những hoạt động cuối năm của Nhà hát Tuổi trẻ sẽ mang lại những chương trình nghệ thuật đích thực cho nhiều người yêu nghệ thuật sân khấu.

Gần gũi với đời sống nên kịch nói dễ tiếp cận với khán giả hơn tuồng, chèo, cải lương…Tuy nhiên sân khấu tuồng, chèo của Thủ đô trong dịp cuối năm vẫn có những vở diễn hay thu hút khán giả.Nhà hát Tuồng Việt Nam thường xuyên có chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống dành cho khách trong nước và khách nước ngoài vào thứ 2 thứ 5 và chủ nhật hàng tuần với nhiều tiết mục truyền thống đặc sắc: Ông già cõng vợ đi xem hội, nhã nhạc cung đình Huế ( Đại nhạc), Lân mẹ đẻ lân con (múa),… Bên cạnh việc phục dựng lại những vở diễn nổi tiếng, các nhà hát đã không ngừng sáng tạo, cách tân các vở diễn, đa dạng mọi hoạt động để đem đến sự mới mẻ cho khán giả.

Hài kịch "Xóm Hóng" từ nhà hát tuổi trẻ tới nhà hát truyền hình

Xoay xở đủ đường

Những buổi sáng đèn mới chỉ là bề nổi, còn những cố gắng âm thầm nhằm đưa nghệ thuật sân khấu đến gần hơn với công chúng thì không phải ai cũng cảm nhận được. Nghệ sĩ Hán Văn Tình – Trưởng đoàn nghệ thuật 2 Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, nhà hát luôn tìm cách mở rộng địa bàn hoạt động tới các tỉnh thành, vùng sâu vùng xa, biểu diễn miễn phí tại các trường học để nhân rộng sự hiểu biết, tình yêu với nghệ thuật truyền thống cho học sinh, sinh viên. Để tuồng, chèo được khán giả đón nhận rất cần những kịch bản hay nhưng hiện nay vẫn vắng bóng tác giả viết kịch bản cho tuồng, chèo. Tuồng, chèo là lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi phải học bài bản nhưng lại không có khoa đào tạo viết kịch bản. Một tác giả có thể viết kịch bản kịch nói, nhưng để viết được kịch bản tuồng, chèo thì lại phải rất am hiểu loại hình nghệ thuật này. Ngành sân khấu đang thiếu sự quan tâm đúng mức nên tuồng, chèo mới khan hiếm những vở diễn mới mẻ. Nếu như cứ phục dựng lại những vở cũ chắc chắn khán giả nhàm chán.

Nói như vậy không phải sân khấu truyền thống không có những vở diễn mới. Là một trong số những nhà hát thường xuyên có những chương trình biểu diễn đặc sắc, Nhà hát Chèo Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm hẹn của những người yêu mến những làn điệu chèo. Để làm được điều đó, những người trong nghề phải tâm huyết vun đắp, gìn giữ cho nghệ thuật truyền thống. NSƯT Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam từng tâm sự rằng vì đam mê nghệ thuật truyền thống nên bà quên mình là một NSƯT, sẵn sàng ngồi trên một chiếu hát bình dân như chợ Đồng Xuân để mang xẩm đến gần hơn với công chúng. Không chỉ thế, NSƯT Thanh Ngoan cùng nhiều nghệ sĩ truyền thống đã nỗ lực mang chèo, chầu văn, ca trù… xuất ngoại và được bạn bè khắp nơi trên thế giới đón nhận. Cũng nhờ vậy mà sân khấu Nhà hát Chèo Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài.

Để khán giả đến với sân khấu trong thời kỳ thông tin đại chúng phát triển như hiện nay không phải là điều đơn giản. Tuy sân khấu Việt Nam vẫn còn tồn tại những lời khen chê nhưng nhìn vào những buổi sáng đèn tại các rạp, nhà hát trong dịp cuối năm, cùng với sự đón nhận tích cực của khán giả thời gian gần đây, những nghệ sĩ đang ngày đêm nỗ lực “giữ lửa” cho sân khấu sẽ cảm thấy ấm lòng, bởi công lao của họ phần nào đã được đền đáp.

Lưu Nhi

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Xem thêm