--> -->
Dòng sự kiện:

Sau Tết Nguyên đán, giá rau xanh không có nhiều biến động

06/02/2022 21:08

Chia sẻ
Ngày mùng 6 Tết, theo ghi nhận của phóng viên tại một số chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, giá các mặt hàng rau xanh cơ bản ở mức ổn định; thậm chí, nhiều mặt hàng rau xanh giá bán đã trở lại mức bình thường như những ngày trước Tết Nguyên đán.
Nhiều “món ăn” tinh thần đặc sắc chào đón năm mới 2022 Vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài trong dịp Tết Dương lịch và đầu năm mới 2022 Hà Nội trang trí kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng và chào mừng năm mới 2022

Dạo qua một số chợ, siêu thị như: Topsmarket, MM Mega Market (Hà Đông), chợ Hà Đông; chợ Đồng Xa (Bắc Từ Liêm)... cho thấy, giá bán các mặt hàng rau xanh cơ bản ở mức bình ổn. Cụ thể, tại chợ Hà Đông và chợ Đồng Xa, mặt hàng bắp cải trắng có giá giao động từ 6-10 nghìn đồng/cái; rau cần có giá 8-10 nghìn đồng/mớ; rau cải ngọt có giá 10-12 nghìn đồng/kg; cà chua có giá 18-20 nghìn đồng/kg…

Sau Tết Nguyên đán, giá rau xanh không có nhiều biến động
Giá nhiều mặt hàng rau xanh tại siêu thị ở mức bình ổn trong ngày mùng 6 Tết.

Tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích, giá rau xanh cũng ở mức bình ổn, thậm chí nhiều mặt hàng rau xanh có giá bán thấp hơn ngoài chợ dân sinh. Cụ thể, tại siêu thị Topsmarket (Hà Đông), su hào 7,9 nghìn đồng/kg, cải thảo 7,9 nghìn đồng/kg, bắp cải trắng có giá 5,3 nghìn đồng/kg; mướp nương giá 26,9 nghìn đồng/kg… Trong khi đó, tại siêu thị MM Mega Market (Hà Đông), cải thảo có giá 14 nghìn đồng/kg; cải ngọt 12,9/kg, bí xanh 16,9 nghìn đồng/kg…

Cùng với giá rau xanh, cá tươi, tôm cũng là mặt hàng đắt khách ngày đầu năm mới, nhưng trong ngày mùng 6 Tết giá các mặt hàng này cũng đã giảm. Ví dụ, cá trắm 100-120 nghìn đồng/kg, loại cắt khúc 150 nghìn đồng/kg; cá chép 120 nghìn đồng/kg; tôm sú loại to 330-350 nghìn đồng/kg, tôm sú loại nhỏ 220-250 nghìn đồng/kg...

Bà Hoa - bán rau ở chợ Hà Đông cho biết, ngày mùng 6 Tết dù thời tiết vẫn lạnh và mưa phùn, tuy nhiên từ sáng sớm rau xanh từ các chợ đầu mối về chợ dân sinh khá nhiều, nên giá cả đã giảm đáng kể. Thậm chí, nhiều mặt hàng rau xanh có giá bán ở mức bình thường như những ngày trước Tết và cũng không có giá tăng cao đột biến như những năm trước đây.

“Giá rau xanh thường tăng mạnh ngày đầu năm là do, sau nhiều gia đình tổ chức gặp mặt đầu Xuân trong khi hàng quán chưa mở cửa lại, khiến nguồn hàng khan hiếm, giá tăng cao. Tuy nhiên, 2 năm nay do dịch bệnh nên các gia đình cũng hạn chế tụ tập và các cơ quan chức năng cũng đã chuẩn bị nguồn thực phẩm dồi dào, ổn định nên giá bán cũng ở mức bình ổn hơn”, bà Hoa cho biết.

Sau Tết Nguyên đán, giá rau xanh không có nhiều biến động
So với ngày mùng 4-5 Tết, trong ngày 6 giá nhiều mặt hàng rau xanh tại các chợ dân sinh, siêu thị đã cơ bản bình ổn.

Được biết, để đảm bảo ổn định thị trường, trong vụ Đông năm 2021-2022, ngành Nông nghiệp thành phố Hà Nội đã có kế hoạch gieo trồng hơn 32.548 ha rau màu các loại, tăng 2.859 ha so với kế hoạch; đồng thời chủ động ký kết hợp tác và tiêu thụ sản phẩm với các địa phương để đảm bảo đủ nguồn cung rau, củ, quả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Trong khi đó, để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022 của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 12/11/2021 đề nghị các địa phương, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan: Xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động rà soát cung cầu hàng hóa, chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa, kể cả trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng triển khai chương trình bình ổn thị trường, chú trọng bảo đảm nguồn cung thực phẩm thiết yếu với giá cả ổn định, thực hiện Chương trình kết nối cung cầu, Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2021, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu, cụm công nghiệp, miền núi, hải đảo; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, bảo đảm an toàn thực phẩm… qua đó, góp phần bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Đỗ Đạt

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.
Xem thêm