--> -->
Dòng sự kiện:

“Sự cô đơn” và “niềm tin” là xu thế toàn cầu năm 2020

04/03/2020 17:39

Chia sẻ
“Sự cô đơn”, “bất định” và “tầm quan trọng của niềm tin” là những chủ đề chính trong báo cáo xu thế thường niên lần thứ 8 với chủ đề “Hướng tới tương lai cùng Ford” năm 2020. Trưởng bộ phận Dự đoán xu thế của Ford đã tiết lộ những cơ hội cho các doanh nghiệp và khách hàng cùng kết nối và phát triển.
su co don va niem tin la xu the toan cau nam 2020 Top 10 người giàu nhất thế giới năm 2020
su co don va niem tin la xu the toan cau nam 2020 Sẽ tuyên dương 100 “Công nhân giỏi thủ đô” năm 2020
su co don va niem tin la xu the toan cau nam 2020 Lùi Ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân năm 2020 do dịch Covid-19

Trong báo cáo xu thế thường niên lần thứ 8 vừa được công bố, Tập đoàn Ford Motor đã chỉ ra rằng niềm tin là một chủ đề nổi trội trên toàn cầu, đồng thời, tìm kiếm các giải pháp giúp các công ty lấy lại niềm tin từ khách hàng.

su co don va niem tin la xu the toan cau nam 2020
Hướng tới tương lai cùng với Ford

“Tốc độ thay đổi trên toàn cầu đang có xu thế gia tăng - theo đó, niềm tin đối với các tổ chức, nhãn hàng, thậm chí là con người cũng khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp”, bà Sheryl Connelly, Giám đốc Toàn cầu về xu thế Người tiêu dùng và Dự đoán tương lai của Ford chia sẻ.

Cũng theo bà Sheryl Connelly, người tiêu dùng muốn tin rằng các công ty đang thực hiện những điều đúng đắn, nhưng đồng thời các công ty cũng cần cung cấp cho họ một lý do chính đáng để được người tiêu dùng tin tưởng.

Tại Ford, chúng tôi vẫn tập trung vào việc cải thiện cuộc sống người tiêu dùng và cộng đồng xung quanh họ, điều này giúp duy trì mối quan hệ tin cậy, giúp đôi bên cùng phát triển.

Khảo sát tại 14 quốc gia trên khắp châu Mỹ, châu Á, châu Âu và Trung Đông cho thấy trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của con người, trong đó bao gồm: quan hệ với người thân quen, với cộng đồng, với chính quyền và các doanh nghiệp… Bên cạnh đó trong báo cáo cũng nói đến các xu thế tiêu dùng khác, bao gồm:

Cô độc: Đã trở thành một “dịch bệnh” trên toàn cầu, sự cô đơn thể hiện phổ biến ở những người trẻ tuổi. 62% thế hệ Z trên toàn cầu thừa nhận rằng họ thường xuyên cảm thấy cô đơn và 50% thừa nhận rằng họ cảm thấy cô đơn thậm chí khi ở cạnh những người khác.

“Tảng băng chìm”: Xã hội đang ngày càng quan tâm đến những yếu tố đem đến niềm tin cho người tiêu dùng. Và chính người tiêu dùng cũng muốn tin rằng các doanh nghiệp đang thực hiện những điều đúng đắn, nhưng họ vẫn cần bằng chứng rõ ràng để thực sự đặt niềm tin vào doanh nghiệp. 67% người trưởng thành trên toàn cầu đồng ý rằng: “Một khi một thương hiệu đã làm mất lòng tin của tôi sẽ không thể lấy lại được.”

Kêu gọi: Nhiều người đang yêu cầu các thương hiệu chuyển từ tư duy dựa trên sản phẩm sang tư duy dựa trên giá trị - tuy điều này không ảnh hưởng thường xuyên đến quyết định mua của khách hàng. 59% người trưởng thành trên toàn cầu nói rằng họ quan tâm đến việc mua hàng thuận tiện hơn là giá trị thương hiệu.

su co don va niem tin la xu the toan cau nam 2020
Nghịch lý xanh khi người tiêu dùng ngày càng lo lắng về biến đổi khí hậu

Kỳ vọng lớn: Khi thương mại điện tử phát triển, thì kỳ vọng vào các thương hiệu cũng ngày càng cao. 67% người trưởng thành trên toàn cầu đồng ý rằng “Tôi có kỳ vọng cao hơn đối với các thương hiệu so với trước đây.”

Nghịch lý xanh: Trên toàn thế giới, người tiêu dùng ngày càng lo lắng về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự lo ngại đó không chuyển biến thành hành động: Trong số những người chưa thay đổi thói quen của họ (để giúp chống lại biến đổi khí hậu) thì 64% thừa nhận rằng họ cảm thấy hành động của cá nhân mình cũng không thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc chống biến đổi khí hậu.

Các vấn đề về bản sắc: Các cuộc hội thoại và ngôn ngữ về bản sắc đang phát triển. Cụ thể hơn, bản sắc được xây dựng từ cả hai thuộc tính hữu hình và vô hình, như giới tính, nguồn gốc, tôn giáo và hơn thế nữa. Chỉ có 67% người trưởng thành trên toàn cầu hiểu khái niệm đa giới tính.

Cơ hội thứ hai: Ngày càng có nhiều công ty chuyên về “tái sử dụng” trên toàn cầu đã hiện đại hóa việc mua sắm đồ cũ. Cùng với đó phong trào tái thương mại (re-commerce) cũng đang gia tăng đối với những người mua sắm sành điệu và am hiểu thị trường, thổi sức sống mới vào các sản phẩm thời trang, thiết bị, điện tử, đồ gia dụng và các mặt hàng khác đã qua sử dụng. 60% những người trưởng thành trên toàn cầu đồng ý rằng họ thoải mái hơn khi mua các mặt hàng đã qua sử dụng so với 5 năm trước.

Đỗ Đạt

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên phấn khởi hòa theo giai điệu "Hát cho công nhân nghe"

Trong không khí sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Chương trình văn nghệ đặc biệt mang tên "Hát cho công nhân nghe", mang đến không gian vui tươi, ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn quận.
Xem thêm