-->
Dòng sự kiện:

Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

01/04/2025 21:02

Chia sẻ
Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) ngày càng tăng cao, việc đảm bảo quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này trở thành một vấn đề cấp thiết. Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư lựa chọn nộp tiền thay vì sử dụng quỹ đất này.
Chứng minh thu nhập để mua nhà ở xã hội: Tưởng dễ mà khó Hà Nội sắp có thêm 2 dự án nhà ở xã hội tại quận Long Biên Đề nghị Công an vào cuộc xử lý “cò” nhà ở xã hội

Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong dự án để xây dựng NƠXH. Đối với các dự án có quy mô nhỏ hơn, chủ đầu tư có thể lựa chọn giữa việc dành quỹ đất, hoán đổi quỹ đất ở vị trí khác hoặc nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất đó.

Thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không muốn dành 20% quỹ đất trong dự án để xây dựng NƠXH mà chọn phương án nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất đó. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, kể từ khi các quy định về thực hiện nghĩa vụ xây dựng NƠXH có hiệu lực, chỉ có một số ít dự án thực hiện việc dành quỹ đất để xây dựng NƠXH, còn lại đa số chọn phương án nộp tiền.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các chủ đầu tư lựa chọn nộp tiền thay vì dành quỹ đất cho NƠXH như giá trị kinh tế của quỹ đất, tính đồng bộ và quản lý dự án, thủ tục hành chính và quy định pháp luật.

Có thể thấy, tại các khu vực trung tâm, giá trị đất đai rất cao. Việc dành 20% quỹ đất trong dự án để xây dựng NƠXH có thể làm giảm giá trị thương mại của dự án và ảnh hưởng đến lợi nhuận của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, việc xây dựng NƠXH trong cùng một dự án với nhà ở thương mại có thể gây khó khăn trong quản lý, vận hành và ảnh hưởng đến tính đồng bộ của dự án. Một số chủ đầu tư lo ngại rằng việc kết hợp hai loại hình nhà ở này có thể dẫn đến sự chênh lệch về tiện ích và chất lượng sống giữa các cư dân.

Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội
Việc dành 20% quỹ đất trong dự án để xây dựng NƠXH có thể làm giảm giá trị thương mại của dự án và ảnh hưởng đến lợi nhuận của chủ đầu tư. Ảnh minh họa: BT

Cùng đó, quy trình thực hiện dành quỹ đất cho NƠXH đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính phức tạp. Một số chủ đầu tư cho rằng việc nộp tiền sẽ đơn giản hóa quy trình và giúp họ tập trung vào phát triển các hạng mục khác của dự án.

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”, Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản cho biết: Trước đây chúng ta lồng ghép vào một mục tiêu, với mục đích rất nhân văn đó là một dự án nhà ở thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng, nhà đầu tư sẽ kinh doanh tối đa 80% diện tích đất ở. Còn 20% diện tích đất ở, dành để phát triển NOXH.

“Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện qua nhiều thời kỳ, chúng ta nhận thấy chính sách này còn nhiều vướng mắc, khiến các Chủ đầu tư không mấy mặn mà, đặc biệt là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại hướng tới phân khúc chung cư cao cấp. Các địa phương cũng thấy rằng, NƠXH đó được miễn tiền đất nên mất đi một số nguồn thu”, ông Đính nhận định.

Đồng thời cho biết, đến Nghị định 100/2024/NĐ-CP vẫn có quy định 20% này là đất ở, nếu chủ đầu tư không làm NƠXH trong quỹ đất đó thì phải nộp tiền. Nhưng rất khó làm được giải pháp thay thế này bởi khi chấp nhận cho một dự án nhà ở thương mại, làm sao xác định được quỹ nào là NƠXH để thu thêm? Khi chủ đầu tư thi công, nhà nước lại thu thêm khoản nữa, theo thời giá thị trường bị đẩy lên rất cao.

Ông Đính cho rằng, nên tạo cơ chế để khuyến khích các chủ đầu tư để họ làm toàn bộ khu nhà ở thương mại một cách đẳng cấp, chứ không nên đứng giữa hai mục tiêu phải giải quyết: một là mục tiêu giải quyết nhà ở cho người giàu, hai là nhà ở cho người thu nhập thấp.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về nhà ở xã hội, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn, trong đó có 103 dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn; 137 dự án đã khởi công với quy mô 114.618 căn; 415 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 412.055 căn.

Với số lượng căn hộ được khởi công và hoàn thành, đến nay đã đạt khoảng 42,38% mục tiêu của Đề án “Xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp và công nhân trong giai đoạn 2021 - 2030”. Một số địa phương tích cực triển khai khởi công, hoàn thành các dự án, đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu của Đề án đến năm 2025; tuy nhiên, một số địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội lớn nhưng số dự án được khởi công còn thấp.

Bảo Thoa

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 Thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở. Vì vậy, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh.

70 năm đấy vẫn bao nhiêu tình

70 năm trôi qua nhưng Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất (CNQSHRĐ) do Ủy ban hành chính tỉnh Sơn Tây cấp vẫn được chủ nhân của nó giữ nguyên vẹn như thủa ban đầu. Đây là bằng chứng rõ nhất thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến đời sống nhân dân ngay từ những năm kháng chiến.
Xem thêm