--> -->
Dòng sự kiện:

Tăng tốc phát triển ngành Du lịch

17/08/2023 10:54

Chia sẻ
Với việc ban hành những chính sách mới rất kịp thời, ngành Du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là việc tổ chức các chương trình du lịch dài ngày.
Ngành Du lịch Thủ đô lấy lại đà tăng trưởng Thúc đẩy ngành du lịch Thủ đô phát triển bền vững

Thời gian qua, ngành Du lịch đã có sự tăng trưởng tích cực. Theo thông tin của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt gần 6,6 triệu lượt; lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 76,5 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tính riêng tháng 7/2023, tháng đầu tiên trong năm 2023 ngành du lịch đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế. Bên cạnh đó, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, chỉ số năng lực phát triển du lịch của Việt Nam vẫn tăng cao, năm 2021 tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp thứ 52/117 nền kinh tế. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức độ cải thiện chỉ số xếp hạng tốt nhất thế giới.

Tăng tốc phát triển ngành Du lịch
Ảnh minh họa

Những con số nổi bật nêu trên là kết quả của sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn ngành, sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi ban hành các chủ trương, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho du lịch phục hồi và phát triển. Cùng với đó là sự chủ động, vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành và địa phương, sự đồng hành, sát cánh của doanh nghiệp và công tác chỉ đạo định hướng kịp thời, hiệu quả về cơ cấu lại thị trường, làm mới sản phẩm dịch vụ, liên kết phát triển và quảng bá xúc tiến du lịch, chính sách xuất nhập cảnh mới... từ đó đóng góp tích cực trong việc duy trì tốc độ phục hồi và bước đầu vượt qua khó khăn sau dịch bệnh của ngành Du lịch.

Trong đó, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, đề xuất các cấp ban hành các chính sách mới rất kịp thời, phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch. Tiêu biểu là Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách thị thực và xuất nhập cảnh mới tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Nghị quyết số 127/NQ-CP về cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ; Nghị quyết số 128/NQ-CP về nâng thời hạn tạm trú lên 45 ngày đối với công dân 13 nước được miễn thị thực. Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030, Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm, đều có ý nghĩa quan trọng, phù hợp với xu hướng tất yếu về phát triển du lịch, đáp ứng yêu cầu và mong mỏi của các địa phương, doanh nghiệp.

Với nhiều chính sách mới được ban hành, vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản mới nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 61 điểm cầu trên cả nước. Hội nghị được tổ chức ngày 15/8, đúng thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực với các chính sách thị thực mới.

Tại Hội nghị này, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu đã nêu những giải pháp phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 82/NQ-CP.

Theo đó, Nghị quyết số 82/NQ-CP đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; Tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia; phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.

Các nhóm nhiệm vụ được triển khai thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”. Nghị quyết cũng đặt ra trách nhiệm cụ thể của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nêu trên.

Về Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030, mục tiêu tổng quát hướng đến định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, đón 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 130 triệu lượt khách nội địa. Năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 160 triệu lượt khách nội địa. Theo đó, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm bao gồm: Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức marketing du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số; tập trung, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ marketing du lịch; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông du lịch; nâng cao năng lực marketing du lịch.

Đây là những chính sách có ý nghĩa quan trọng, phù hợp với xu hướng tất yếu về phát triển du lịch, đáp ứng yêu cầu và mong mỏi của các địa phương, doanh nghiệp. Qua đó, định hướng cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch trong thời kỳ mới.

Phương Bùi

Khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân, viên chức huyện Thanh Trì

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cơ sở I tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn trong hai ngày 8 - 9/5. Hoạt động không chỉ mang ý nghĩa thiết thực mà còn thể hiện sự quan tâm của tổ chức Công đoàn tới sức khỏe và đời sống người lao động.

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Ngày 9/5, Trường Đại học Văn Lang có thông báo chính thức liên quan đến việc sinh viên N.N.G (khóa 29, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc) có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh trong sự kiện diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối ngày 29/4/2025.

Tuyển futsal nữ Việt Nam quyết tâm đánh bại Philippines để giành vé sớm vào tứ kết châu Á

Sau chiến thắng 5-3 trước Hồng Kông (Trung Quốc) ở trận mở màn, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đang dồn toàn lực chuẩn bị cho trận đấu quan trọng với Philippines tại lượt trận thứ hai bảng B - Giải futsal nữ châu Á 2025. Một chiến thắng nữa sẽ giúp thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sớm đoạt vé vào tứ kết.

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 555 yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (chủ đầu tư) xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng công trình nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.

The Matrix One Premium - Mảnh ghép hoàn hảo của tổ hợp căn hộ thượng lưu trong hệ sinh thái đẳng cấp Quốc tế phía Tây Hà Nội

Với tầm nhìn chiến lược và năng lực phát triển bền vững, MIK Group tiếp tục khẳng định vị thế nhà kiến tạo bất động sản cao cấp qua tuyệt tác mới mang tên The Matrix One Premium - giai đoạn nâng cấp toàn diện thuộc tổ hợp The Matrix One đã thành công rực rỡ. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc, mà là tuyên ngôn sống của giới tinh hoa, định danh phong cách sống thượng lưu tại trung tâm hành chính mới phía Tây Hà Nội
Xem thêm