--> -->
Dòng sự kiện:

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác

12/03/2025 10:26

Chia sẻ
Kể từ khi đi vào khai thác thương mại, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã nhanh chóng trở thành lựa chọn di chuyển của đông đảo người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và hạn chế khí thải cho Thủ đô. Tuy nhiên, ngay dưới chân những cầu vượt dẫn lên các nhà ga của tuyến đường sắt này, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, đậu đỗ xe trái phép và xả rác bừa bãi lại diễn ra nhan nhản, làm mất trật tự và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị.
Lộn xộn tại các nhà ga đường sắt Nhổn - ga Hà Nội “Bát nháo” xe khách - Kỳ 3: “Bến cóc” bên đường Lê Trọng Tấn

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy dọc theo tuyến đường Nguyễn Trãi - Quang Trung là một trong những tuyến đường có lưu lượng giao thông đông đúc bậc nhất Hà Nội. Tại các nhà ga như Thượng Đình, Phùng Khoang, Văn Quán, Yên Nghĩa…, vỉa hè dưới chân cầu vượt gần như bị "biến thành" bãi giữ xe tự phát hoặc khu vực kinh doanh tạm bợ. Điều này không chỉ gây cản trở lối đi mà còn tạo ra những điểm ùn tắc cục bộ vào giờ cao điểm.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Vỉa hè ở hầu hết các nhà ga tuyến đường sắt trên cao Yên Nghĩa - Hà Đông đều bị lấn chiếm, sử dụng không phép.

Mỗi lần di chuyển bằng đường sắt trên cao tới trường, Nguyễn Nhung (sinh viên Trường Đại học Giáo dục, cơ sở Lương Thế Vinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đều cảm thấy rất bức xúc. Nhung chia sẻ: “Chúng tôi đi bộ đến trường lẽ ra phải có vỉa hè thông thoáng, nhưng quán xá bày kín lối, xe máy leo lên vỉa hè chạy ào ào khi đường tắc, nhiều lúc không còn cách nào khác phải đi xuống lòng đường, vừa bất tiện vừa nguy hiểm”.

Ga Thượng Đình nằm ngay sát chợ Thượng Đình, nên một số người dân đã đậu đỗ xe ngay dưới gầm các cầu đi bộ để vào chợ. Vỉa hè khu vực này cũng có nhiều hàng sổ xố “mọc” lên ngay sát lề đường để người dân “tiện bề” vào mua. Khu vực kẻ vạch xương cá dành cho xe buýt thì bị các loại ô tô con chiếm chỗ đậu đỗ linh tinh. Ngay gần đó, rác thải bị xả ra lộn xộn. Đáng chú ý, trụ sở của Công an phường Thượng Đình cũng nằm ngay cạnh đó, chỉ cách chân cầu vượt khoảng 100m, nhưng không hiểu sao tình trạng lấn chiếm vỉa hè và đậu đỗ trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra?

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Vỉa hè khu vực chân nhà ga Thượng Đình bị chiếm dụng làm chỗ gửi xe.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Cơ quan công an phường Thượng Đình chỉ nằm cách chân cầu vượt có vài chục mét, nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn ngang nhiên diễn ra.

Tại ga Phùng Khoang nằm ngay sát chợ Phùng Khoang và Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, theo ghi nhận vào ngày 8/3, hàng loạt quán vỉa hè và hàng bán hoa “xâm chiếm” khu vực vỉa hè hai bên ga tàu.

Các hàng bán hoa bày sát ra vỉa hè, gần như tràn xuống lòng đường. Trong khi đó, các quán ăn thì kê bàn ghế tràn lan, biến lối đi bộ thành nơi phục vụ thực khách. Khu vực gầm cầu đi bộ trở thành nơi người dân ghé ăn, sử dụng các dịch vụ để xe.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Ga Phùng Khoang nằm gần chợ Phùng Khoang và Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Vỉa hè tại đây bày la liệt các hàng quán, xe máy đậu đỗ tràn lan.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Các hàng quán chiếm lối đi.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Nhiều cửa hàng bày bán hoa ra sát lề đường.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Xe để thành hàng dài dưới chân cầu vượt.

Phạm Hiên, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (hiện trọ tại Phùng Khoang), bức xúc chia sẻ: “Gần như toàn bộ vỉa hè dọc tuyến Nguyễn Trãi và khu vực chân các nhà ga tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông đều bị chiếm dụng để bán hàng và làm bãi giữ xe. Sinh viên như chúng tôi khi bộ ra ga đi tàu điện lại phải đi vòng xuống lòng đường để tránh những điểm lấn chiếm ấy. Chưa kể, vào giờ cao điểm, xe máy lao lên vỉa hè chạy ào ào như đường của riêng họ. Tôi cảm thấy nếu có cách nào phóng xe máy lên đường sắt trên cao, chắc họ cũng sẵn sàng làm vậy vào lúc tắc đường”.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè không chỉ dừng lại ở ga Phùng Khoang. Ngay dưới chân ga Văn Quán là Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội. Cách đó khoảng vài chục mét có một hàng rào và biển cấm sử dụng trái phép lòng đường, hè phố để kinh doanh dịch vụ và cấm các phương tiện đỗ, để trái quy định trên hè phố gây cản trở giao thông và lối đi dành cho người đi bộ. Nhưng có vẻ quy định này hoàn toàn bị phớt lờ. Xe ô tô vẫn đậu ngay sát cổng của Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội. Các tài xế xe công nghệ vẫn tụ tập dưới chân ga để chờ khách di chuyển từ đường sắt trên cao đi xuống.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Xe ô tô đỗ ngay trước cổng Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Cách đó không xa có biển cấm lấn chiếm lòng đường và để, đỗ trái quy định.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Nhưng có vẻ như nhiều người phớt lờ biển cấm.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Các tài xế vẫn đỗ xe ở đó để chờ bắt khách đi từ trên ga xuống.

Điểm kết thúc của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Ga này nối với bến xe Yên Nghĩa và có xe buýt cũng như xe khách tỏa đi khắp Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Vì thế, nơi đây thu hút rất nhiều người dân tham gia di chuyển bằng phương tiện công cộng. Nhưng lượng người qua lại càng nhiều thì cũng càng nhiều tài xế xe ôm, xe công nghệ tụ tập quanh khu vực này để mời chào sẻ dụng dịch vụ. Và như một lẽ tất nhiên, hàng quán vỉa hè cũng mọc lên hàng loạt xung quanh, khiến cảnh quan khu vực cửa ra vào của bến xe trở nên lộn xộn, nhếch nhác.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Điểm lên xuống cầu vượt của ga Yên Nghĩa cũng bị các tài xế xe ôm "xâm chiếm".

Là một trong những phương tiện giao thông công cộng hiện đại nhất của Thủ đô, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi thói quen di chuyển của người dân Hà Nội. Thế nhưng, ngay tại các nhà ga, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh và đậu đỗ xe trái phép lại diễn ra tràn lan, làm mất mỹ quan đô thị và gây bất tiện cho hành khách.

Nhận thấy nhu cầu gửi xe cá nhân để tiếp cận tàu điện là rất lớn, Sở Giao thông vận tải Hà Nội từng đề xuất các quận dọc tuyến, gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và Hà Đông rà soát quỹ đất để bố trí bãi giữ xe phục vụ hành khách. Tuy nhiên, đến nay, ngoài hai ga đầu và cuối tuyến có điểm trông giữ xe theo quy định, hầu hết các ga còn lại vẫn chưa có bãi gửi xe chính thức. Điều này khiến người dân buộc phải tìm kiếm các điểm gửi xe tự phát, bất chấp việc chúng không đảm bảo an toàn và đúng quy định.

Với một công trình giao thông hiện đại như tuyến đường sắt trên cao, không chỉ bản thân hệ thống tàu điện mà các tiện ích đi kèm như bãi đỗ xe, lối đi bộ và không gian công cộng cũng cần được quy hoạch bài bản, đảm bảo sự thuận tiện, thông thoáng và sạch đẹp. Một tuyến đường sắt văn minh không chỉ nằm ở những đoàn tàu chạy đúng giờ, mà còn ở cả hệ thống hạ tầng hỗ trợ, giúp người dân thực sự yên tâm khi sử dụng.

Kim Quyên - Phương Mai

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm